Cơ sở lý thuyết

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ cấu thương mại hàng hóa việt nam – hàn quốc giai đoạn 2001 2016 những vấn đề đặt ra và giải pháp (Trang 52 - 53)

7. Cấu trúc của luận án

2.2. Cơ sở lý thuyết

Những tranh luận về thương mại quốc tế đã xuất hiện từ sớm trong lịch sử. Khởi đầu từ lập luận của chủ nghĩa trọng thương thế kỷ 16, 17 về khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, lý thuyết thương mại quốc tế sau đó được phát triển bởi các nhà kinh tế học cổ điển, tân cổ điển. Tuy nhiên, nhiều trường hợp trên thực tế khó có thể giải thích đầy đủ, hợp lý bởi các lý thuyết trên. Do đó, các lý thuyết thương mại hiện đại được ra đời và phát triển, nhấn mạnh đến vai trị của tính kinh tế theo quy mô và công nghệ, sự khác biệt của sản phẩm, chính phủ, các ngành cơng nghiệp phụ trợ và vị trí của các quốc gia trong chuỗi giá trị sản xuất, cung ứng khu vực và thế giới. Ở phần này, luận án chỉ đề cập và phân tích một số lý thuyết thương mại quốc tế quan trọng (được phân thành lý thuyết thương mại cổ điển, tân cổ điển và lý thuyết thương mại hiện đại) là cơ sở lý thuyết để nghiên cứu, phân tích cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc. Cụ thể, các lý thuyết thương mại quốc tế cổ điển và tân cổ điển bao gồm: Lý thuyết lợi thế so sánh tương đối (là cơ sở cho phân tích thương mại hàng hóa dưới góc độ lợi thế so sánh hiện hữu, tính bổ sung thương mại); Lý thuyết tương quan các nhân tố (là cơ sở cho phân tích thương mại hàng hóa dưới góc độ đóng góp của các yếu tố sản xuất). Các lý thuyết thương mại hiện đại bao gồm: Lý thuyết lợi thế kinh tế theo quy mơ (là nền tảng cho phân tích thương mại dưới góc độ thương mại

nội ngành, tính đa dạng của sản phẩm xuất khẩu, độ phức tạp của sản phẩm); Lý thuyết mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị tồn cầu (là cơ sở cho phân tích thương mại hàng hóa dưới góc độ giai đoạn sản xuất, giá trị gia tăng); và Lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia (là cơ sở cho phân tích thương mại hàng hóa dưới khía cạnh độ phức tạp của sản phẩm, thương mại nội ngành).

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ cấu thương mại hàng hóa việt nam – hàn quốc giai đoạn 2001 2016 những vấn đề đặt ra và giải pháp (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)