897 Vàng, bạc, trang sức và các vật
5.3.6. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại với thị trường Hàn Quốc
với thị trường Hàn Quốc
Về phía nhà nước, cần tiếp tục đẩy mạnh, đổi mới hoạt động xúc tiến thương mại với thị trường Hàn Quốc. Nhà nước có thể đứng ra làm đầu mối trung gian, bảo trợ cho các hoạt động xúc tiến, tìm hiểu thị trường Hàn Quốc của các doanh nghiệp cũng như các chương trình riêng của địa phương, các hiệp hội ngành hàng Việt Nam.
Đặc biệt, nhà nước cần tập trung vào xác lập, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp ở thị trường Việt Nam và Hàn Quốc, hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm xuất khẩu, thương hiệu doanh nghiệp thông qua quảng cáo giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng của Hàn Quốc, qua đó gia tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Hàn
Quốc. Mặt khác, điều phối sự hợp tác giữa các cơ quan, Bộ, ngành liên quan với các doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề có quan hệ trao đổi, bn bán hàng hóa với thị trường Hàn Quốc. Trong đó, Chính phủ có thể giao cho Bộ Cơng thương làm đầu mối, phối hợp với các Bộ, ngành, Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam, hiệp hội doanh nghiệp, Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc trong việc thực hiện, triển khai các chiến lược, biện pháp phát triển các mặt hàng xuất nhập khẩu tới thị trường Hàn Quốc.
Đối với doanh nghiệp Việt Nam, cần tăng cường hoạt động tìm hiểu thói quen tiêu dùng, quy định nhập khẩu, kênh phân phối, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của người Hàn Quốc. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động tìm kiếm các đối tác Hàn Quốc thơng qua xây dựng chiến lược marketing và tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại. Đồng thời, định vị thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm riêng, khác biệt với hàng hóa nội địa của Hàn Quốc cũng như hàng xuất khẩu của các quốc gia khác trong khu vực. Cùng với đó là tích cực, chủ động tham gia tìm kiếm các cơ hội hợp tác, các lĩnh vực xuất khẩu tiềm năng sang Hàn Quốc trong VKFTA, thông qua tham gia các hội chợ, triển lãm và hội thảo chuyên đề được tổ chức tại Việt Nam hoặc Hàn Quốc. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần tăng cường cơng tác dự báo và khả năng thích ứng với những rủi ro trong điều kiện hội nhập, tự do hóa thương mại với Hàn Quốc ngày càng cao hơn.
Tiểu kết Chương 5
Bối cảnh trong nước, khu vực và quốc tế tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho quan hệ thương mại Việt - Hàn, nhưng thuận lợi vẫn là chủ yếu bởi Chính phủ, doanh nghiệp và người dân hai nước đều coi trọng thúc đẩy hợp tác kinh tế, chính trị và văn hóa Việt - Hàn. Tuy thế, để thúc đẩy quan hệ, cải thiện cơ cấu thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc theo hướng tiến bộ cần có quan điểm, định hướng và giải pháp phù hợp.
Cải thiện thương mại hàng hóa với Hàn Quốc cần theo hướng tập trung xuất khẩu các mặt hàng Việt Nam đang có lợi thế, phát triển các mặt hàng có nhiều tiềm năng tăng trưởng trong tương lai, tập trung xuất khẩu các mặt hàng có hàm lượng cơng nghệ, lao động kỹ năng và giá trị gia tăng lớn, cũng như cải thiện tính đa dạng của các mặt hàng xuất khẩu. Trong lĩnh vực nhập khẩu, cần định hướng đẩy mạnh nhập khẩu máy móc cơng nghệ nguồn từ Hàn Quốc; hạn chế nhập khẩu các mặt hàng trong nước có thể sản xuất được, hoặc hàng khơng khuyến khích nhập khẩu, có tác động xấu đến môi trường, sức khỏe và ổn định xã hội. Việc cải thiện cơ cấu thương mại với Hàn Quốc đòi hỏi Việt Nam cần chuyển đổi căn bản, toàn diện phương thức sản xuất và xuất khẩu hàng hóa theo hướng gia tăng đóng góp của yếu tố khoa học kỹ thuật và lao động kỹ năng; cải thiện thể chế, môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ hầu cần cũng như có chính sách định hướng xuất nhập khẩu các mặt hàng phù hợp. Bên cạnh đó, tiếp tục đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu; khai thác hiệu quả các lợi thế từ VKFTA; phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ ưu tiên; tăng cường thu hút FDI, chuyển giao công nghệ, hợp tác công nghiệp Việt – Hàn, nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại sang thị trường Hàn Quốc là những biện pháp chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung thực thi nhằm thúc đẩy và cải thiện cơ cấu thương mại của Việt Nam với Hàn Quốc những năm tới.
KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển về mặt chính trị, ngoại giao và văn hóa kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức vào năm 1992, trao đổi thương mại Việt – Hàn có sự tăng trưởng hết sức nhanh chóng, nhất là sau năm 2000, khi AKFTA được thành lập và Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO. Kết quả là, Hàn Quốc và Việt Nam đã trở thành những đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của nhau, ở cả cấp độ khu vực và quốc tế. Tuy thế, Việt Nam luôn là bên chịu thâm hụt và đặc biệt giá trị thâm hụt tăng rất nhanh khi hai quốc gia mở cửa sâu rộng hơn thị trường hàng hóa của mình cho bên kia, đã và đang làm giảm đi phần nào những lợi ích thực tế Việt Nam có thể được hưởng từ sự tăng trưởng ấn tượng này.
Khi đi sâu phân tích cơ cấu thương mại hàng hóa Việt - Hàn giai đoạn 2001 - 2016, có thể rút ra một số kết luận sau đây: 1) Việt Nam đã giảm mạnh xuất khẩu đến Hàn Quốc nhóm sản phẩm thâm dụng yếu tố tự nhiên và lao động phổ thông, đồng thời gia tăng đáng kể đóng góp của nhóm sản phẩm thâm dụng hàm lượng khoa học công nghệ, vốn – tri thức; 2) hàm lượng giá trị gia tăng nội địa trong các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam có những cải thiện đáng khích lệ; 3) tỷ trọng thương mại nội ngành, đặc biệt các sản phẩm trung gian như linh phụ kiện điện thoại, máy móc trong tổng thương mại giữa hai nước ngày càng tăng lên, phần nào cho thấy Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng hơn vào mạng lưới sản xuất khu vực và quốc tế của các doanh nghiệp đa quốc gia Hàn Quốc; 4) cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc ngày càng tập trung cao vào nhóm hàng máy móc, linh phụ kiện hàng cơng nghiệp thâm dụng yếu tố cơng nghệ cao, vốn - tri thức đã có những tác động tích cực nhất định đến cải thiện năng lực sản xuất và xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Lợi thế so sánh xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc cũng bắt đầu xuất hiện các mặt hàng cơng nghiệp có hàm lượng cơng nghệ và vốn - tri thức cao hơn. Những cải thiện trong cơ cấu thương mại hàng hóa của Việt
Nam với Hàn Quốc hơn một thập niên qua do nhiều yếu tố tạo nên, bao gồm: (i) quan hệ hợp tác Việt – Hàn không ngừng được củng cố và phát triển trên mọi lĩnh vực; (ii) tăng trưởng trong thu hút FDI, đặc biệt từ Hàn Quốc vào các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam; (iii) cơ cấu thương mại giữa hai nước chủ yếu mang tính bổ sung; (iv) các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi nước; (v) gia tăng xu hướng liên kết kinh tế giữa các nước Đơng Á, trong đó Việt Nam ngày càng trở thành mắt xích quan trọng trong mạng lưới sản xuất hàng hóa của khu vực.
Bên cạnh những kết quả tích cực, sự dịch chuyển cơ cấu thương mại hàng hóa Việt – Hàn giai đoạn 2001 - 2016 còn tồn tại nhiều hạn chế và vấn đề đặt ra, bao gồm: 1) thâm hụt thương mại với Hàn Quốc tăng rất nhanh; 2) tỷ phần nhóm sản phẩm thâm dụng yếu tố công nghệ thấp và lao động phổ thông trong xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc vẫn cịn lớn; 3) tính bền vững của cơ cấu xuất khẩu chưa cao khi phụ thuộc lớn vào các doanh nghiệp FDI, nhất là các doanh nghiệp Hàn Quốc; 4) sự tham gia của khu vực doanh nghiệp nội địa vào chuỗi giá trị sản xuất và xuất khẩu sang Hàn Quốc vẫn chủ yếu ở các công đoạn giản đơn như gia công, lắp ráp; 5) tỷ trọng thương mại nội ngành Việt - Hàn thấp, cho thấy Việt Nam chưa xây dựng và tận dụng được hiệu quả lợi thế kinh tế nhờ quy mô trong trao đổi thương mại với Hàn Quốc. Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế trên là (i) mơ hình phát triển kinh tế, sản xuất và xuất khẩu vẫn dựa chủ yếu vào lợi thế lao động giá rẻ, tài nguyên nhiên thiên; (ii) mơi trường chính sách kinh doanh, thu hút đầu tư chưa thơng thoáng và minh bạch, cơ sở hạ tầng cịn lạc hậu; (iii) thiếu hụt các ngành cơng nghiệp hỗ trợ thiết yếu; (iv) năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa yếu, lại chưa tận dụng được nhiều lợi thế từ các thỏa thuận thương mại, kinh tế với Hàn Quốc; (v) chưa có chính sách thương mại riêng biệt cho thị trường Hàn Quốc; và (vi) cạnh tranh xuất khẩu và thu hút đầu tư từ Hàn Quốc giữa Việt Nam với các nước khác trong khu vực ngày càng gay gắt.
Bối cảnh trong nước, khu vực và quốc tế hiện nay, thời gian tới tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho phát triển quan hệ thương mại Việt – Hàn nhưng về cơ bản thuận lợi vẫn là chủ yếu bởi chính phủ, doanh nghiệp và người dân của hai nước đều coi trọng thúc đẩy hợp tác kinh tế, chính trị, văn hóa và giao lưu nhân dân giữa hai bên. Để tranh thủ cơ hội, hạn chế thách thức, việc thúc đẩy quan hệ và đặc biệt là cải thiện cơ cấu thương mại giữa Việt Nam với Hàn Quốc địi hỏi có các định hướng, giải pháp phù hợp. Theo đó, cải thiện cơ cấu thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc cần theo định hướng: (1) tập trung xuất khẩu sang Hàn Quốc các mặt hàng Việt Nam đang có lợi thế, phát triển các mặt hàng nhiều tiềm năng tăng trưởng trong tương lai; (2) tập trung xuất khẩu sang Hàn Quốc các mặt hàng có hàm lượng cơng nghệ, lao động kỹ năng cao, giá trị tăng thêm lớn; (3) cải thiện tính đa dạng của hàng xuất khẩu tới thị trường Hàn Quốc; (4) đẩy mạnh nhập khẩu máy móc cơng nghệ nguồn từ Hàn Quốc, hạn chế nhập khẩu mặt hàng trong nước có thể sản xuất được, hoặc hàng khơng khuyến khích nhập khẩu.
Các giải pháp đề xuất giúp cải thiện cơ cấu thương mại hàng hóa của Việt Nam với Hàn Quốc bao gồm: Một là, xây dựng chính sách định hướng xuất
nhập khẩu các mặt hàng phù hợp với thị trường Hàn Quốc. Hai là, khai thác hiệu quả các lợi thế từ VKFTA. Ba là, đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu, gia tăng trao đổi thương mại nội ngành với Hàn Quốc. Bốn là, phát triển các
ngành công nghiệp phụ trợ ưu tiên. Năm là, tăng cường thu hút FDI, chuyển
giao công nghệ, tăng cường hợp tác công nghiệp Việt - Hàn. Cuối cùng là,
đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại sang thị trường Hàn Quốc.