897 Vàng, bạc, trang sức và các vật
5.1.1. Bối cảnh quốc tế
Về tăng trưởng kinh tế, kinh tế toàn cầu được dự báo có xu hướng khởi sắc trong ngắn hạn, nhưng triển vọng phát triển tích cực trong trung hạn (hiện nay đến 2025) và dài hạn (sau 2035) là khơng chắc chắn. Theo Ngân hàng thế giới, tình trạng suy giảm tăng trưởng tiềm năng trong trung hạn và dài hạn là kết quả của nhiều năm giảm sút tăng trưởng năng suất, đầu tư và sự già hóa lực lượng lao động toàn cầu. Ngoài ra, kinh tế thế giới cũng phải đối mặt với các rủi ro tiềm tàng khác như: các điều kiện tài chính tồn cầu thắt chặt (đặc biệt tại nền kinh tế lớn nhất thế giới Hoa Kỳ) có thể khiến dịng vốn chảy ra khỏi các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển; chủ nghĩa bảo hộ gia tăng, căng thẳng địa chính trị, xung đột vũ trang, căng thẳng dẫn tới nguy cơ chiến tranh thương mại tăng lên [117].
Trong đó, xu hướng bảo hộ mậu dịch có thể thấy rõ tại Hoa Kỳ, khi ơng Donald Trump, sau khi đắc cử Tổng thống vào cuối năm 2016 đã tuyên bố rút khỏi Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP); đàm phán lại Hiệp định khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA); ngừng đàm phán FTA với EU, đồng thời xem xét lại các hiệp định khác. Chính quyền Tổng thống Trump cịn tiến hành áp đặt thuế nhập khẩu lên các sản phẩm xuất khẩu quan trọng của nhiều quốc gia khác như nhôm, thép cuốn.
Đặc biệt, căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Hoa Kỳ và Trung Quốc đã bùng phát thành cuộc Chiến tranh thương mại Mỹ
tỷ USD hàng hóa có xuất xứ từ thị trường Trung Quốc, tập trung vào nhóm hàng công nghiệp và tiêu dùng. Đáp lại, Trung Quốc ngay lập tức áp thuế quan với 110 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kỳ, bao gồm hóa chất, than, thiết bị y tế và các loại nông sản. Đến tháng 12/2018, căng thẳng thương mại hạ nhiệt khi Trung Quốc và Hoa Kỳ tạm dừng áp thêm thuế quan lên mỗi nước. Tuy nhiên, đến tháng 5/2019 những bế tắc trong đàm phán thương mại đã thúc đẩy Hoa Kỳ nâng thuế quan từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Ngay sau đó, Trung Quốc cũng tăng thuế đối với 60 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Mỹ. Căng thẳng tiếp tục leo thang khi Mỹ đưa Huawei, tập đồn cơng nghệ hàng đầu của Trung Quốc vào ‘danh sách đen’, cấm mua các bộ phận và linh kiện từ Mỹ.
Tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đối với kinh tế Việt Nam, đến quan hệ thương mại Việt - Hàn có thể diễn ra theo nhiều hướng. Dịng vốn vào Trung Quốc và Mỹ có xu hướng dịch chuyển sang các quốc gia khác, bao gồm Việt Nam, có thể giúp Việt Nam phát triển năng lực sản xuất và thúc đẩy thị trường Việt Nam. Nếu điều này diễn ra, cấu trúc sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam sẽ có những thay đổi theo hướng tập trung nhiều hơn vào nhóm hàng cơng nghiệp cơng nghệ cao, qua đó tác động đến quan hệ, cấu trúc thương mại của Việt Nam với bên ngoài, bao gồm thị trường Hàn Quốc. Mặt khác, triển vọng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ tăng lên có khả năng tác động đến quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc theo hướng Việt Nam tăng thu mua hàng hóa nguyên vật liệu, sản phẩm trung gian từ thị trường Hàn Quốc, qua đó làm tăng trao đổi thương mại, dịch chuyển cơ cấu xuất nhập khẩu Việt - Hàn. Tuy nhiên, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung kéo dài cũng khiến Việt Nam phải đối mặt với nguy cơ hàng hóa Trung Quốc ồ ạt tràn vào thị trường nội địa, qua đó có thể làm giảm nhu cầu nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc.
Trước đó, tại EU, sự kiện nước Anh rời khỏi liên minh này (thường được gọi là Brexit) vào tháng 6/2016 làm gia tăng sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân
tộc, chủ nghĩa bảo hộ, đồng thời tác động mạnh đến tính bền vững của mơ hình liên minh siêu nhà nước ‘EU’ hiện nay và trong tương lai. Trong lĩnh vực chính trị - an ninh, nguy cơ xung đột an ninh - chính trị thậm chí xung đột vũ trang tại nhiều điểm nóng trên thế giới như Trung Đông, Tây Á, châu Phi hay gần đây là khu vực Mỹ Latinh vẫn ln hiện hữu. Bên cạnh đó, thế giới cũng phải đối phó những rủi ro, thách thức an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, thiếu hụt lương thực, nguồn nước ngọt, năng lượng cạn kiệt, các dịch bệnh.
Những diễn biến như trên nếu xảy ra có thể tác động mạnh mẽ đến Việt Nam bởi Việt Nam là nền kinh tế có độ mở cao, lại ngày càng tham gia sâu rộng hơn vào các mạng lưới sản xuất và phân phối hàng hóa dịch vụ của khu vực và quốc tế. Tương tự, kinh tế và thương mại quốc tế của Hàn Quốc cũng chịu tác động bất lợi. Do đó, những biến động của kinh tế quốc tế sẽ tác động đến lĩnh vực ngoại thương của Việt Nam và Hàn Quốc nói chung, đến quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc nói riêng.
Bối cảnh đáng chú ý nữa là sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0). Bản chất của cuộc cách mạng cơng nghiệp 4.0 chính là dựa trên nền tảng cơng nghệ số và tích hợp tất cả các cơng nghệ thơng minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất. Chi phí giao dịch, vận chuyển sẽ được giảm đáng kể, đồng thời giúp cải thiện dịch vụ hậu cần và chuỗi cung ứng, qua đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại. Tuy nhiên, bên cạnh các cơ hội, cuộc cách mạng này cũng tạo ra nhiều thách thức đối với các nước đang phát triển như Việt Nam mà một trong những thách thức lớn nhất là lao động chi phí thấp mất dần lợi thế, khoảng cách cơng nghệ và tri thức với bên ngồi có nguy cơ bị nới rộng ra. Điều này chỉ ra rằng, nếu muốn tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng thương mại, cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam với Hàn Quốc cũng như các quốc gia khác không thể dựa vào các mặt hàng thâm dụng tài nguyên, công nghệ thấp và lao động giản đơn như trước
mà cần chuyển dịch lên sản xuất các phân đoạn yêu cầu hàm lượng khoa học công nghệ và vốn tri thức cao hơn.