Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ cấu thương mại hàng hóa việt nam – hàn quốc giai đoạn 2001 2016 những vấn đề đặt ra và giải pháp (Trang 44 - 45)

7. Cấu trúc của luận án

1.5.1. Đánh giá chung

Thứ nhất, tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến chủ

đề luận án cho thấy, quan hệ thương mại Việt – Hàn được phân tích chuyên biệt hoặc với tư cách một bộ phận cấu thành trong quan hệ tổng thể của hai nước. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều đánh giá cao sự phát triển của quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Hàn Quốc kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức năm 1992, đồng thời đưa ra những dự báo tương đối tích cực cho triển vọng thúc đẩy trao đổi thương mại giữa đôi bên. Tuy nhiên, phần lớn nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận truyền thống, mang tính thống kê mơ tả để đưa ra các nhận định, đánh giá và dự báo triển vọng cho quan hệ hợp tác thương mại Việt – Hàn. Việc áp dụng các chỉ số cơ cấu thương mại để phân tích cấu trúc thương mại hàng hóa Việt Nam – Hàn Quốc là không nhiều cũng như chưa mang tính cập nhật. Đồng thời, phần lớn cơ sở dữ liệu thống kê hàng hóa quốc tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc mới chỉ dừng lại ở cấp độ từ 1 đến 3 chữ số nên chưa đủ chi tiết để làm nổi bật sự thay đổi về mặt cấu trúc của quan hệ thương mại Việt Nam – Hàn Quốc.

Thứ hai, các nghiên cứu nước ngồi đã xây dựng các phương pháp phân

tích cơ cấu thương mại hàng hóa giữa các quốc gia. Nhiều nghiên cứu đã có những phân tích chun sâu hơn về quan hệ, cơ cấu thương mại Việt Nam – Hàn Quốc, ASEAN - Hàn Quốc. Phần lớn các tác giả đều khuyến nghị Việt Nam và Hàn Quốc đẩy nhanh ký kết FTA song phương nhằm tạo ra các lợi ích kinh tế lớn hơn cho mỗi nước; đồng thời tăng cường thu hút vốn FDI từ Hàn Quốc. Tuy thế, các khuyến nghị giải pháp cải thiện cơ cấu thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với Hàn Quốc cũng chưa cụ thể và toàn diện.

Thứ ba, yếu tố lợi thế so sánh động, giá trị gia tăng, độ phức tạp của sản

phẩm xuất khẩu, cũng như ảnh hưởng của VKFTA trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Hàn Quốc, hay giữa các nước khác trong khu vực Đông Á hầu như chưa được phân tích chuyên sâu và thỏa đáng cả trong những nghiên cứu ở Việt Nam và quốc tế. Trong khi đó, những nhân tố kể trên đang ngày càng chi phối tính chất quan hệ thương mại Việt - Hàn. Vì thế, việc đưa ra các hàm ý chính sách cải thiện cơ cấu thương mại của Việt Nam với Hàn Quốc trong những nghiên cứu trên chưa thực sự bao quát và bắt kịp với thực tiễn.

Thứ tư, phần lớn các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc phân tích thương

mại hàng hóa Việt – Hàn một cách tách biệt mà chưa đặt quan hệ thương mại Việt – Hàn trong sự so sánh, đối chiếu với các quốc gia khác trong khu vực, đặc biệt các nước ASEAN. Đây là điểm cần bổ sung bởi việc so sánh giúp đưa ra những nhận định, đánh giá khách quan hơn về thành tựu và hạn chế, những vấn đề đặt ra của thương mại Việt Nam – Hàn Quốc thời gian qua.

Thứ năm, phần lớn các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước chưa

phân tích sâu bối cảnh trong nước, khu vực và quốc tế cho quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc hiện nay và thời gian tới. Đây là khoảng trống luận án có thể tập trung nghiên cứu bởi Việt Nam và Hàn Quốc đều là các nền kinh tế có độ mở cao, lại cùng thuộc khu vực Đông Á đang phát triển năng động, nên quan hệ, cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam – Hàn Quốc chắc chắn chịu (ít nhiều) ảnh hưởng từ những biến động của mơi trường kinh tế, chính trị - an ninh bên trong mỗi nước cũng như tại khu vực và quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ cấu thương mại hàng hóa việt nam – hàn quốc giai đoạn 2001 2016 những vấn đề đặt ra và giải pháp (Trang 44 - 45)