Điều kiện, chiến lược phát triển kinh tế xã hội và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ cấu thương mại hàng hóa việt nam – hàn quốc giai đoạn 2001 2016 những vấn đề đặt ra và giải pháp (Trang 63 - 65)

7. Cấu trúc của luận án

2.4.2. Điều kiện, chiến lược phát triển kinh tế xã hội và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

tranh của doanh nghiệp

Điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia thể hiện qua đặc điểm nhân khẩu học, mức thu nhập, thị hiếu và văn hóa tiêu dùng của các tầng lớp dân cư, hay hệ thống cơ sở hạ tầng. Các quốc gia với dân số đơng thường có nhu cầu tiêu thụ hàng hóa cao và để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đó, các quốc gia có thể tăng cường sản xuất trong nước và gia tăng nhập khẩu hàng hóa từ bên ngoài. Điều này tác động đến quan hệ thương mại quốc tế giữa các quốc gia. Bên cạnh đó, đặc điểm nhân khẩu học, chẳng hạn như tỷ lệ dân số trẻ, dân số già trên tổng dân số của mỗi quốc gia sẽ tác động đến hành vi, thói quen tiêu dùng của mỗi nước. Ví dụ, các nước có tỷ lệ dân số người cao tuổi lớn, lại đang có xu hướng già hóa nhanh chóng như Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn các sản phẩm thân thiện với môi trường, sức khỏe như sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, hoặc máy móc, sản phẩm hỗ trợ sức khỏe thâm dụng hàm lượng công nghệ cao. Ngược lại, đối với các quốc gia có tỷ lệ dân số trẻ cao, nhu cầu về các sản phẩm điện tử giải trí là rất lớn, qua đó làm tăng nhu cầu nhập khẩu từ bên ngồi đối với các nhóm sản phẩm này. Sự khác biệt giữa tỷ lệ dân số trẻ và dân số già còn tác động đến cấu trúc sản xuất của các quốc gia. Các quốc gia có dân số trẻ cao có thể tiếp tục duy trì các hoạt động sản xuất cơng nghiệp vốn thường địi hỏi cao hơn về kỹ năng, mức độ nhanh nhẹn của người lao động. Trong khi đó, các nước có tỷ lệ dân số già hóa lớn, lại phải đối mặt với tỷ lệ sinh thấp sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức để duy trì, cải thiện cấu trúc sản xuất cơng nghiệp bởi phần lớn người cao tuổi

chỉ có thể phù hợp với các cơng việc chân tay, ít phức tạp. Điều này sẽ thay đổi cấu trúc sản xuất, thay đổi cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa của mỗi nước.

Cùng với đó, người dân các quốc gia thu nhập cao thường có thói quen tiêu dùng nhóm hàng hóa có hàm lượng cơng nghệ, độ phức tạp lớn, đồng thời đa dạng về mẫu mã, chủng loại. Sức mua đối với nhóm hàng này của các nền kinh tế phát triển cũng lớn hơn nhiều so với những nước có thu nhập thấp, nơi nhu cầu, sức mua chủ yếu tập trung vào nhóm hàng hóa thiết yếu như lương thực và thực phẩm. Thêm vào đó, các quốc gia có sự tương đồng về quy mơ kinh tế và thu nhập bình quân đầu người, đặc biệt các quốc gia phát triển thường có xu hướng gia tăng các hoạt động trao đổi thương mại nội ngành, nhất là nhóm sản phẩm thâm dụng cơng nghệ và vốn-tri thức.

Quan hệ, cơ cấu thương mại quốc tế của mỗi quốc gia còn phụ thuộc lớn vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đó. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội được thể hiện qua các chủ trương, chính sách kinh tế - xã hội. Các quốc gia chủ trương phát triển kinh tế dựa vào chiều rộng, vào các nguồn tài ngun khống sản, lực lượng lao động giá rẻ có xu hướng sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm thâm dụng yếu tố tài nguyên (như dầu mỏ, hàng hóa lương thực, thực phẩm), hay hàng hóa thâm dụng lao động kỹ năng thấp (ví dụ dệt may, giày dép); đồng thời nhập khẩu các sản phẩm thâm dụng yếu tố công nghệ cao. Trong khi đó, các quốc gia theo đuổi chiến lược phát triển theo chiều sâu, dựa vào công nghệ và lao động kỹ năng có xu hướng sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm cơng nghệ cao như máy móc, thiết bị điện tử viễn thông. Các quốc gia Đông Á như Hàn Quốc, Nhật Bản đã và đang theo đuổi chiến lược phát triển xanh, bao gồm sản xuất và tiêu dùng xanh. Chiến lược phát triển xanh sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa của các nước này, theo hướng gia tăng trao đổi thương mại đối với nhóm các sản phẩm thân thiện mơi trường, tiêu thụ ít năng lượng, phát thải khí carbon thấp.

Cơ cấu thương mại cũng chịu tác động mạnh mẽ của trình độ khoa học kỹ thuật, khả năng quản trị, tức những yếu tố căn bản cấu thành năng lực cạnh

tranh của các doanh nghiệp. Các nước trình độ phát triển kinh tế cao như Hoa Kỳ và Nhật Bản cũng là những nước có các doanh nghiệp, tập đồn đa quốc gia có sức cạnh tranh và ảnh hưởng lớn trên thị trường quốc tế đối với nhiều sản phẩm, nhất là các sản phẩm công nghệ cao. Kết quả là, cơ cấu xuất khẩu của các quốc gia này chủ yếu bao gồm nhóm sản phẩm chế tạo địi kỹ thuật và kỹ năng lao động ở mức độ phức tạp. Đối với các quốc gia trình độ phát triển cịn thấp, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp còn rất hạn chế nên các doanh nghiệp nội địa của các nước này thường chỉ tập trung vào các khâu sản xuất hàng hóa đơn giản, dựa nhiều vào nguồn lực tự nhiên, lao động giá rẻ. Hệ quả là, cơ cấu xuất khẩu cũng chủ yếu bao gồm nhóm hàng hóa thâm dụng tài nguyên, lao động giản đơn và công nghệ thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ cấu thương mại hàng hóa việt nam – hàn quốc giai đoạn 2001 2016 những vấn đề đặt ra và giải pháp (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)