Thương mại giá trị gia tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ cấu thương mại hàng hóa việt nam – hàn quốc giai đoạn 2001 2016 những vấn đề đặt ra và giải pháp (Trang 109 - 112)

50800 San hơ, vỏ sị, mực 0,937 701990 Sợi, len thủy tinh 0,

4.2.5. Thương mại giá trị gia tăng

Bên cạnh phân tích thương mại quốc tế theo cách truyền thống, hiện nay các nhà nghiên cứu chú ý nhiều hơn đến thương mại giá trị gia tăng giữa các quốc gia. Sử dụng cơ sở dữ liệu TiVA của OECD [123], Hình 4.7 minh họa hàm lượng giá trị tăng thêm nội địa trong xuất khẩu giữa Việt Nam và Hàn Quốc tính đến năm 2015.

Điểm nổi bật nhất là, giá trị gia tăng xuất khẩu nội địa giữa hai quốc gia mở rộng nhanh chóng giai đoạn 2006-2015 khi AKFTA được ký kết và thực thi. Cụ thể, giá trị gia tăng nội địa của xuất khẩu từ Việt Nam đến Hàn Quốc tăng mạnh từ gần 220 triệu USD năm 2001 lên tới 1,5 tỷ USD và 4,0 tỷ USD lần lượt các năm 2010 và 2015. Ở chiều ngược lại, giá trị gia tăng của khu vực nội địa trong xuất khẩu của Hàn Quốc đến Việt Nam lớn hơn nhiều và cũng tăng mạnh từ 0,9 tỷ USD lên tới 12,1 tỷ USD giai đoạn 2001-2015. Như vậy, xuất khẩu giá trị tăng thêm của khu vực nội địa từ Hàn Quốc sang Việt

Nam cao gấp hai lần so với xuất khẩu của Việt Nam tới Hàn Quốc. Về tỷ trọng, năm 2015, giá trị gia tăng nội địa tương đương 40,8% tổng xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc, trong khi tỷ phần tương ứng cho xuất khẩu từ Hàn Quốc sang Việt Nam là cao hơn, ở mức 43,9%.

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ cơ sở dữ liệu TiVA của OECD.

Hình 4.7: Hàm lượng giá trị gia tăng nội địa trong xuất khẩu giữa Việt Nam và Hàn Quốc (đơn vị: triệu USD)

Đối chiếu với một số quốc gia khác, giá trị gia tăng nội địa trong xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc năm 2001 là thấp nhất; đến năm 2015, vẫn thấp hơn Trung Quốc và Indonesia, nhưng đã cao hơn Malaysia, Thái Lan và Philippines (xem Phụ lục 1). Đáng chú ý, giai đoạn 2010-2015, ngoại trừ Trung Quốc, giá trị gia tăng nội địa trong xuất khẩu sang Hàn Quốc của các nước trong khu vực có xu hướng giảm mạnh, hoặc tăng khơng đáng kể, thì cùng thời kỳ này, giá trị tương ứng cho xuất khẩu của Việt Nam tăng tới 2,6 lần. Về phía Hàn Quốc, xuất khẩu giá trị gia tăng của khu vực nội địa sang Việt Nam giai đoạn 2001-2015 chỉ thấp hơn Trung Quốc trong khi cao hơn nhiều các quốc gia khác (xem Phụ lục 2).

Cùng với khía cạnh giá trị tăng thêm của khu vực nội địa, yếu tố khác có thể được dùng để đánh giá thương mại giữa các quốc gia chính là nguồn gốc giá trị gia tăng trong tổng xuất khẩu. Bảng 4.23 cho thấy, giai đoạn 2001- 2015, giá trị tăng thêm trong xuất khẩu của Hàn Quốc ra thế giới có nguồn

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000

Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc

Hàn Quốc xuất khẩu sang Việt Nam

gốc từ Việt Nam đã tăng mạnh từ vài chục triệu USD lên tới hơn 1,1 tỷ USD, cao hơn Thái Lan và Philippines nhưng thấp hơn Malaysia và Indonesia, và đặc biệt là Trung Quốc. Điểm đáng chú ý khác nữa là, giai đoạn 2012-2015, đóng góp của các quốc gia trong khu vực với tư cách là nguồn gốc giá trị xuất khẩu tăng thêm của Hàn Quốc đều có chiều hướng giảm, thậm chí giảm mạnh (trường hợp Indonesia).

Bảng 4.23: Nguồn gốc giá trị gia tăng trong xuất khẩu của Hàn Quốc (đơn vị: triệu USD)

Quốc gia Trung Quốc Indonesia Malaysia Philippines Thái Lan Việt Nam

2000 1435,6 1540,5 906,1 224,5 199,4 71,4 2001 1443,4 1127,5 728,6 220,1 173,5 66,4 2002 1778,1 1100,3 644,7 200,7 200,5 70,4 2003 2713,8 1358,7 863,7 240,4 258,4 72,0 2004 4684,6 1921,0 1412,1 282,1 354,3 119,8 2005 6006,7 2175,5 1355,0 252,3 371,1 128,4 2006 8309,7 2864,8 1712,5 393,7 478,3 158,2 2007 11257,9 2897,6 1986,0 480,8 595,0 197,3 2008 16538,0 3590,8 2641,1 666,0 729,0 384,4 2009 10822,5 3397,6 1842,2 634,6 615,2 457,7 2010 14330,7 5788,2 2218,2 823,2 864,0 625,2 2011 17651,8 7614,0 2544,2 737,8 887,7 857,2 2012 27628,0 6985,6 2666,5 801,6 1200,6 1221,1 2013 27498,8 5383,1 2949,4 877,4 1189,5 1510,4 2014 27790,6 4430,5 2906,2 776,2 1103,1 1162,5 2015 26570,1 2715,5 1909,9 783,2 993,2 1169,3

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ cơ sở dữ liệu TiVA của OECD.

Trong khi đó, Bảng 4.24 cho thấy, đóng góp của Hàn Quốc với tư cách là nguồn gốc giá trị gia tăng trong xuất khẩu của Việt Nam ra bên ngoài tăng mạnh lên 1,1 tỷ USD và 5,2 tỷ USD lần lượt các năm 2010 và 2015, so với hơn 250 triệu USD năm 2001. Như vậy, chỉ trong vịng 15 năm, đóng góp của Hàn Quốc trong xuất khẩu giá trị tăng thêm của Việt Nam đã tăng hơn 20 lần. Tuy nhiên, kể từ năm 2003, Trung Quốc đã vượt qua Hàn Quốc để trở thành quốc gia đóng góp lớn nhất vào giá trị tăng thêm trong xuất khẩu của Việt

Nam, cho thấy sự gia tăng ảnh hưởng nhanh chóng của Trung Quốc đối với nền kinh tế Việt Nam. Trong khi đó, giá trị tăng thêm tạo ra bởi Hàn Quốc trong xuất khẩu của Việt Nam lớn hơn nhiều quốc gia còn lại như Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan. Thực tế này phản ánh sự gắn kết chặt chẽ hơn trong các hoạt động thương mại của Hàn Quốc với Việt Nam khi so sánh với các quốc gia khu vực khác.

Bảng 4.24: Nguồn gốc giá trị gia tăng trong xuất khẩu của Việt Nam (đơn vị: triệu USD)

Quốc gia Hàn Quốc Trung Quốc Indonesia Malaysia Philippines Thái Lan

2000 274,5 170,8 73,5 61,4 9,3 96,6 2001 253,4 200,0 60,7 67,5 7,4 99,4 2002 294,9 246,5 68,9 90,1 15,7 120,8 2003 324,0 382,6 89,3 111,5 22,6 158,2 2004 389,0 478,5 118,0 137,1 21,9 207,7 2005 482,8 833,4 209,8 239,5 17,3 447,1 2006 674,5 1233,1 246,8 218,7 42,7 360,1 2007 755,9 1784,2 320,9 303,7 59,4 471,8 2008 824,8 2465,9 477,1 425,5 58,8 683,8 2009 785,0 2077,9 387,9 322,0 66,3 564,2 2010 1134,9 2698,7 487,0 486,1 120,7 742,3 2011 1530,8 3594,1 806,1 768,1 143,2 830,5 2012 2859,8 7443,3 872,3 612,6 168,3 1021,3 2013 3814,1 9392,1 852,0 681,2 188,7 1025,1 2014 4123,1 11327,5 931,2 758,1 136,2 1177,1 2015 5296,3 13194,9 796,9 740,5 193,8 1473,6

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ cơ sở dữ liệu TiVA của OECD.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ cấu thương mại hàng hóa việt nam – hàn quốc giai đoạn 2001 2016 những vấn đề đặt ra và giải pháp (Trang 109 - 112)