7. Cấu trúc của luận án
2.1.3. Cơ cấu thương mại hàng hóa hợp lý và cải thiện cơ cấu thương mại hàng hóa
và khu vực trên thế giới, đồng thời phản ánh độ mở thương mại và mức độ tham gia vào phân cơng lao động quốc tế của quốc gia đó. Trong khi đó, cơ cấu mặt hàng được hiểu là tỷ lệ tương quan giữa các ngành, mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu trên tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu rất đa dạng, phong phú và có thể phân loại dựa trên các tiêu chí khác nhau như công dụng của sản phẩm; tính chất chun mơn hóa sản xuất theo ngành; trình độ kỹ thuật của sản phẩm; hàm lượng các yếu tố sản xuất cấu thành giá trị của sản phẩm [11].
Hiện nay, các quốc gia trên thế giới thường sử dụng rộng rãi ba hệ thống hàng hóa phân loại quốc tế là HS, SITC và BEC nhằm phục vụ cho mục đích thống kê và nghiên cứu. Vì thế, dữ liệu nghiên cứu của đề tài cũng chủ yếu được lấy từ các hệ thống phân loại hàng hóa trên để phân tích cơ cấu thương mại Việt Nam - Hàn Quốc.
2.1.3. Cơ cấu thương mại hàng hóa hợp lý và cải thiện cơ cấu thương mại hàng hóa hàng hóa
- Cơ cấu thương mại hàng hóa hợp lý:
Dựa trên khái niệm, nội hàm của cơ cấu thương mại hàng hóa, luận án đề xuất khái niệm cơ cấu thương mại hàng hóa hợp lý. Cụ thể, luận án định nghĩa cơ cấu thương mại hàng hóa hợp lý là cơ cấu có sự kết hợp một cách
hài hòa của các bộ phận hợp thành, cho phép khai thác tối đa, hiệu quả lợi thế so sánh, các nguồn lực quốc gia, thế mạnh của đối tác, vừa góp phần thúc đẩy thương mại, nhất là lĩnh vực xuất khẩu, lại vừa tạo điều kiện cải thiện nhanh, hiệu quả cơ cấu thương mại hàng hóa của quốc gia.
Cơ cấu thương mại hàng hóa khơng phải là một hệ thống tĩnh, bất biến, mà trái lại nó ln ở trạng thái vận động, biến đổi liên tục, vì thế cần hiểu cơ cấu thương mại hàng hóa hợp lý theo khía cạnh phù hợp với từng hoàn cảnh kinh tế, xã hội của một quốc gia, với bối cảnh khu vực và quốc tế cụ thể.
- Cải thiện cơ cấu thương mại hàng hóa:
Dựa trên định nghĩa về cơ cấu thương mại hàng hóa, luận án đề xuất khái niệm cải thiện cơ cấu thương mại hàng hóa như sau: Cải thiện cơ cấu thương
mại hàng hóa là sự dịch chuyển cơ cấu các bộ phận hợp thành nền thương mại quốc gia theo hướng tích cực, phù hợp với sự phát triển của phân công lao động xã hội, lực lượng sản xuất và tiến bộ khoa học công nghệ của quốc gia, khu vực và thế giới.
Cần nhấn mạnh, sự dịch chuyển này không đơn thuần là sự thay đổi vị trí mà cịn là sự thay đổi về lượng và chất trong nội bộ cơ cấu các bộ phận hợp thành. Sự dịch chuyển đó phải theo hướng tiến bộ, tích cực, tức theo hướng gia tăng đóng góp của nhóm sản phẩm cơng nghiệp cơng nghệ cao, vốn - tri thức, cải thiện giá trị tăng thêm và khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu, thân thiện với mơi trường, tăng cường tính tự chủ của nền sản xuất trong nước, đồng thời giúp cải thiện sự tham gia của quốc gia vào mạng lưới sản xuất khu vực và quốc tế.
Sự cải thiện, dịch chuyển của cơ cấu thương mại hàng hóa phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng có thể phân thành các điều kiện tự nhiên của đất nước, điều kiện, chính sách phát triển kinh tế - xã hội và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, lợi thế so sánh của quốc gia, quan hệ và chính sách phát triển thương mại của mỗi nước, chính sách thu hút FDI và chiến lược đầu tư
ra bên ngoài của mỗi nước. Cải thiện cơ cấu thương mại hàng hóa là q trình lâu dài, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển nơi trình độ kỹ thuật của lực lượng lao động còn thấp, trong khi các nguồn lực của quốc gia (như vốn tài chính, tư liệu sản xuất) tương đối hạn hẹp. Tuy nhiên, trong q trình tồn cầu hóa, các quốc gia này có thể đẩy nhanh hơn quá trình cải thiện, dịch chuyển cơ cấu thương mại hàng hóa thơng qua thực hiện các biện pháp tự do hóa kinh tế, thương mại, tăng cường thu hút và chuyển giao cơng nghệ từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi cho khu vực doanh nghiệp nội địa.