Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ cấu thương mại hàng hóa việt nam – hàn quốc giai đoạn 2001 2016 những vấn đề đặt ra và giải pháp (Trang 145 - 147)

897 Vàng, bạc, trang sức và các vật

5.1.4. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc

VKFTA gồm 17 chương (208 điều), 15 Phụ lục và một thỏa thuận thực thi quy định. Đây là FTA thế hệ mới đầu tiên mà Việt Nam đã ký kết. Các nội dung chính của Hiệp định bao gồm: thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, các biện pháp vệ sinh an tồn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), quy tắc xuất xứ (ROO), thuận lợi hóa hải quan, phòng vệ thương mại, hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), thương mại điện tử, cạnh tranh, hợp tác kinh tế, thể chế và pháp lý [17].

Trong lĩnh vực hàng hóa, các nội dung quan trọng nhất của VKFTA gồm các cam kết thuế quan và các cam kết về quy tắc xuất xứ. Về thuế quan, nhìn chung các cam kết thuế quan trong VKFTA được xây dựng trên nền tảng các cam kết thuế quan trong AKFTA nhưng có mức độ tự do hóa cao hơn. Theo đó, Hàn Quốc sẽ xóa bỏ thêm cho Việt Nam 506 dòng thuế, chiếm 4,1% biểu thuế và tương đương 5,5% tổng kim ngạch nhập khẩu của Hàn Quốc từ Việt Nam năm 2012. Trong khi đó, Việt Nam sẽ xóa bỏ thêm cho Hàn Quốc 265

dòng thuế, chiếm 2,2% biểu thuế và tương ứng 5,9% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc năm 2012 [4]. Nhóm hàng hóa Hàn Quốc cam kết cắt giảm nhiều nhất bao gồm dệt may và thủy sản, trong khi với Việt Nam là nguyên phụ liệu dệt may, da giày, động cơ linh kiện, phụ tùng ô tô.

Nếu tính gộp các cam kết thuế quan trong cả hai hiệp định AKFTA và VKFTA, Hàn Quốc sẽ xóa bỏ cho Việt Nam 11.679 dòng thuế, chiếm 95,4% biểu thuế và tương ứng với 97,2% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam của Hàn Quốc năm 2012. Với Việt Nam, số lượng dòng thuế Việt Nam cam kết cắt giảm cho Hàn Quốc thấp hơn khá nhiều, 8.521 dòng thuế, chiếm 89,1% biểu thuế và tương ứng 92,7% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Hàn Quốc của Việt Nam năm 2012. Lộ trình cắt giảm thuế được chia thành 3 giai đoạn: trước ngày 1/1/2017; từ ngày 1/1/2017 đến 1/1/2021; và sau ngày 1/1/2021 (đến năm 2031) [4]. Về quy tắc xuất xứ, quy tắc xuất xứ trong VKFTA chặt chẽ hơn so với AKFTA nhưng nhìn chung khơng quá phức tạp. Để được hưởng ưu đãi thuế quan trong VKFTA, hàng hóa cần có tỷ lệ hàm lượng giá trị khu vực (RVC) theo quy định (thường là trên 40%) và trải qua một công đoạn sản xuất hoặc chế biến nhất định.

Khi các cam kết trong VKFTA được thực hiện sâu rộng hơn, có thể tạo ra những tác động tích cực cho Việt Nam, cụ thể là giúp hồn thiện hơn nữa mơi trường đầu tư kinh doanh, phân bổ và sử dụng nguồn lực xã hội hiệu quả hơn, qua đó góp phần thúc đẩy tiến trình tái cơ cấu kinh tế của Việt Nam. Trong lĩnh vực thương mại, hàng xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt nhóm hàng nơng, thủy sản và hàng cơng nghiệp sẽ có nhiều cơ hội thâm nhập vào thị trường Hàn Quốc. Hiệp định VKFTA còn được kỳ vọng giúp Việt Nam nâng cao hiệu quả nhập khẩu, đặc biệt gia tăng nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu, máy móc cơng nghiệp từ Hàn Quốc, qua đó giúp cải thiện năng lực sản xuất và cấu trúc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Lợi thế của Việt Nam trong đẩy mạnh hợp tác thương mại và đầu tư với Hàn Quốc là rất lớn, bởi Việt Nam là một trong số ít quốc gia ASEAN ký kết FTA với Hàn Quốc.

Tuy nhiên, VKFTA cũng mang lại các thách thức cho Việt Nam. Các thách thức lớn nhất bao gồm: nguy cơ thâm hụt thương mại hàng hóa với Hàn Quốc ngày càng trầm trọng hơn; cơ cấu thương mại với Hàn Quốc chậm dịch chuyển do vẫn phụ thuộc quá nhiều vào nguyên phụ liệu bên ngoài; hay sự phụ thuộc lớn hơn của nền kinh tế nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng vào các doanh nghiệp đa quốc gia của Hàn Quốc.

Như vậy, bối cảnh trong nước, khu vực và quốc tế tạo ra những thuận lợi và thách thức cho việc thúc đẩy hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Trong đó, những thách thức chủ yếu là kinh tế thế giới chậm phục hồi, căng thẳng, bảo hộ thương mại gia tăng, xung đột chính trị giữa các nước, khu vực cịn diễn biến phức tạp, sự thay đổi nhanh chóng của khoa học cơng nghệ có thể tác động tiêu cực, thậm chí làm gián đoạn đà tăng trưởng thương mại, cải thiện chất lượng cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc thời gian tới. Tuy nhiên, về cơ bản những thuận lợi vẫn là chủ yếu, bởi điều kiện quyết định nhất chính là việc Việt Nam và Hàn Quốc tiếp tục giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại kinh tế của mỗi bên, trong đó Hàn Quốc sẽ tiếp tục tăng cường đầu tư, hợp tác công nghiệp với Việt Nam. Điều kiện quyết định nữa là, Việt Nam sẽ tiếp tục quá trình chuyển đổi căn bản phương thức sản xuất, xuất khẩu sang chiều sâu dựa vào vốn và công nghệ, qua đó tạo ra những thay đổi lớn hơn về chất lượng cơ cấu hàng xuất nhập khẩu với Hàn Quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ cấu thương mại hàng hóa việt nam – hàn quốc giai đoạn 2001 2016 những vấn đề đặt ra và giải pháp (Trang 145 - 147)