Bối cảnh khu vực

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ cấu thương mại hàng hóa việt nam – hàn quốc giai đoạn 2001 2016 những vấn đề đặt ra và giải pháp (Trang 139 - 141)

897 Vàng, bạc, trang sức và các vật

5.1.2. Bối cảnh khu vực

Ở khu vực, tiến trình hội nhập của ASEAN đánh dấu một cột mốc, giai đoạn quan trọng mới với việc tuyên bố thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào ngày cuối của năm 2015. AEC là sáng kiến hội nhập kinh tế của các quốc gia ASEAN nhằm hướng đến một khu vực hợp tác kinh tế ổn định, thịnh vượng và có tính cạnh tranh cao. AEC được hình thành dựa trên bốn trụ cột: 1) Một thị trường và cơ sở sản xuất đơn nhất; 2) Một khu vực kinh tế cạnh tranh cao; 3) Phát triển kinh tế công bằng; và 4) Hội nhập toàn diện vào kinh tế thế giới. Tuy nhiên, AEC không phải là điểm kết thúc mà các quốc gia ASEAN sẽ tiếp tục tiến trình liên kết kinh tế gắn chặt hơn. Điều này được thể hiện bằng việc các quốc gia thành viên thông qua “Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2025”. Mục tiêu là xây dựng một nền kinh tế hội nhập cao và gắn kết; tạo ra sự tăng trưởng kinh tế cân bằng và toàn diện hơn; thúc đẩy tăng năng suất mạnh mẽ thông qua đổi mới phát triển công nghệ và nguồn nhân lực; thúc đẩy các nguyên tắc quản trị tốt; mở rộng kết nối nhân dân, thể chế và hạ tầng ASEAN; tạo ra một ASEAN năng động và có sức bật hơn để có khả năng ứng phó và thích nghi với những thách thức mới; củng cố vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc kinh tế khu vực [1].

Viễn cảnh xây dựng một ASEAN gắn kết và có khả năng cạnh tranh hơn vào năm 2025 cũng góp phần giúp các thành viên của khối, bao gồm Việt Nam cải thiện khả năng cạnh tranh của mình. Đồng thời, Việt Nam sẽ là một mắt xích trong mạng lưới sản xuất của cả khu vực, qua đó gián tiếp hoặc trực tiếp tác động đến các hoạt động ngoại thương của Việt Nam với các quốc gia bên ngoài, gồm Hàn Quốc. Giống như vậy, các hoạt động đầu tư và thương mại với Việt Nam của Hàn Quốc trong tương lai không chỉ tập trung vào thị trường Việt Nam mà còn hướng đến các thị trường ASEAN khác. Nói khác

đi, thương mại Việt Nam - Hàn Quốc không chỉ giới hạn trong phạm vi song phương giữa hai quốc gia mà cần phải đặt trong sự xem xét với xu thế liên kết kinh tế của khu vực ASEAN.

Ở cấp độ khu vực rộng lớn hơn, xu hướng liên kết, hợp tác kinh tế giữa các quốc gia Đông Á được cho vẫn là xu thế chủ đạo, ít nhất trong ngắn hạn và trung hạn. Các quốc gia trong khu vực tiếp tục cam kết theo đuổi tự do hóa khu vực, thể hiện qua những nỗ lực sớm kết thúc đàm phán để ký kết và thực thi Hiệp định RCEP, sáng kiến bao gồm ASEAN và sáu quốc gia đối tác là Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand. Trong đó, ASEAN được kỳ vọng giữ vai trò lớn hơn trong các hoạt động thương mại và đầu tư của khu vực. Vì thế, Việt Nam sẽ có cơ hội để gia tăng vị thế của quốc gia trong mạng lưới sản xuất và phân phối hàng hóa, dịch vụ của khu vực. Đây là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy quan hệ thương mại Việt - Hàn.

Bối cảnh khu vực còn cho thấy, với những điều kiện thuận lợi, xu hướng dịch chuyển sản xuất về Việt Nam được dự báo tiếp tục diễn ra thời gian tới. Việt Nam đang và sẽ tiếp tục tham gia vào các sáng kiến, thỏa thuận thương mại ưu đãi, đặc biệt Hiệp định CPTPP, do đó thu hút nhiều hơn dịng vốn đầu tư từ bên ngoài. Doanh nghiệp các quốc gia chưa phải là thành viên CPTPP như Hàn Quốc, Thái Lan hay Trung Quốc đang đẩy mạnh đầu tư vào thị trường Việt Nam, đặc biệt lĩnh vực sản xuất chế tạo, một phần vì tiềm năng thị trường nội địa, phần khác vì thơng qua Việt Nam, các doanh nghiệp này có thể tiếp cận thị trường CPTPP rộng lớn. Với vai trò quan trọng của khu vực FDI trong hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam, sự dịch chuyển hoạt động sản xuất của các cơng ty nước ngồi chắc chắn tác động đến quan hệ thương mại nói chung, đến cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa nói riêng giữa Việt Nam với các quốc gia khác, bao gồm Hàn Quốc.

Vấn đề đáng chú ý nữa là, tăng trưởng thời gian tới của nền kinh tế lớn nhất khu vực và lớn thứ hai thế giới Trung Quốc nhiều khả năng tiếp tục suy giảm hoặc khó đạt được tốc độ tăng trưởng cao như trước đây. Một mặt, đây

là cơ hội đối với Việt Nam để trở thành điểm đến hợp tác kinh tế mới của các quốc gia trong khu vực. Mặt khác, khi kinh tế Trung Quốc giảm tốc, có thể tạo ra những tác động tiêu cực đến kinh tế Việt Nam, bởi Trung Quốc là thị trường cung cấp hàng hóa nguyên liệu đầu vào lớn nhất, phục vụ cho các hoạt động sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam. Thêm vào đó, Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong mạng lưới sản xuất, phân phối hàng hóa khu vực và tồn cầu nói chung, nên bất kỳ biến động nào của kinh tế nước này sẽ có những tác động ít nhiều đến hợp tác thương mại và đầu tư không chỉ giữa Việt Nam và Hàn Quốc mà cịn với tồn bộ các quốc gia khu vực Đơng Á.

Yếu tố khác đóng vai trị quan trọng đối với triển vọng hợp tác, phát triển của khu vực Đơng Á chính là những bất đồng, thậm chí xung đột chính trị liên quan đến các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển giữa Trung Quốc và các quốc gia Đơng Nam Á, trong đó có Việt Nam, giữa các quốc gia Đơng Bắc Á, căng thẳng chính trị trên Bán đảo Triều Tiên liên quan đến chương trình phát triển hạt nhân gây tranh cãi của Triều Tiên và cạnh tranh ảnh hưởng quyền lực giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Nếu bất kỳ bất đồng, tranh chấp và xung đột chính trị kể trên khơng được kiểm sốt, nguy cơ dẫn tới xung đột vũ trang, thậm chí chiến tranh giữa các quốc gia trong và ngồi khu vực Đơng Á là hiện hữu và không thể loại trừ. Viễn cảnh trên nếu xảy ra, sẽ làm gián đoạn các hoạt động thương mại và đầu tư của khu vực, tác động rất tiêu cực đến thương mại Việt Nam - Hàn Quốc. Tuy thế, hợp tác và liên kết kinh tế khu vực được kỳ vọng vẫn là xu thế chủ đạo của khu vực Đông Á bởi các quốc gia đều hiểu rằng, thiệt hại từ các hành động leo thang chính trị, quân sự là lớn hơn nhiều lợi ích thu được.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ cấu thương mại hàng hóa việt nam – hàn quốc giai đoạn 2001 2016 những vấn đề đặt ra và giải pháp (Trang 139 - 141)