Chính sách thu hút FDI và chiến lược kinh doanh, đầu tư ra bên ngoài của mỗi quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ cấu thương mại hàng hóa việt nam – hàn quốc giai đoạn 2001 2016 những vấn đề đặt ra và giải pháp (Trang 66 - 69)

7. Cấu trúc của luận án

2.4.5. Chính sách thu hút FDI và chiến lược kinh doanh, đầu tư ra bên ngoài của mỗi quốc gia

ngồi của mỗi quốc gia

Tại các quốc gia có nền cơng nghiệp cịn chưa phát triển, vai trị của FDI đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ là quan trọng vì thế, chính sách thu hút FDI của một nước sẽ tác động trực tiếp đến sự biến đổi về cấu trúc thương mại của nước đó. Chính phủ có thể định hướng và ưu đãi cho

các doanh nghiệp FDI đầu tư vào những lĩnh vực giúp tạo ra nhiều công ăn việc làm, đồng thời góp phần cải thiện năng lực sản xuất khu vực nội địa và khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu.

Cơ cấu thương mại không chỉ chịu tác động của chính sách thu hút FDI mà cịn phụ thuộc vào chiến lược, chính sách đầu tư ra nước ngoài của các quốc gia. Dựa vào nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và chính trị, chính sách ưu đãi đầu tư của các quốc gia và định hướng phát triển thị trường, sản phẩm của bản thân các doanh nghiệp, các cơng ty đa quốc gia sẽ có chiến lược đầu tư riêng biệt với từng thị trường. Mặt khác, nếu các doanh nghiệp nội địa chưa có khả năng cung cấp các đầu vào sản xuất với chất lượng, giá cả hợp lý sẽ buộc các doanh nghiệp FDI phải nhập khẩu các sản phẩm này từ quốc gia mẹ hoặc nước thứ ba, tức ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu nhập khẩu của nước nhận đầu tư, cơ cấu xuất khẩu của nước đi đầu tư.

Tiểu kết Chương 2

Về mặt lý luận, Chương 2 làm rõ các khái niệm cơ bản về thương mại, cơ cấu thương mại hàng hóa, cơ cấu thương mại hàng hóa hợp lý, cải thiện cơ cấu thương mại hàng hóa, thương mại liên ngành và thương mại nội ngành (gồm nội ngành dọc và nội ngành ngang). Các lý thuyết thương mại quốc tế quan trọng được dùng làm cơ sở lý thuyết cho phân tích thương mại hàng hóa song phương bao gồm lý thuyết lợi thế so sánh tương đối, lý thuyết tương quan các nhân tố, lý thuyết lợi thế kinh tế nhờ quy mô, lý thuyết mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu, và lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia.

Việc đánh giá cơ cấu thương mại hàng hóa song phương có thể dựa trên cơ sở, tiêu chí như hiệu quả khai thác lợi thế so sánh xuất khẩu, khai thác các nguồn lực quốc gia và mức độ đáp ứng nhu cầu nhập khẩu đầu vào cho sản xuất và tiêu dùng; chất lượng, khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu; giá trị gia tăng hàng hóa xuất khẩu và mức độ tham gia của quốc gia vào mạng lưới sản xuất khu vực và quốc tế; hay tính bền vững của cơ cấu xuất nhập khẩu. Các yếu tố tác động đến cơ cấu thương mại song phương được phân thành các yếu tố thuộc điều kiện tự nhiên, điều kiện, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, lợi thế so sánh của mỗi quốc gia, quan hệ và chính sách, định hướng phát triển thương mại của các quốc gia, chính sách thu hút FDI và chiến lược đầu tư ra bên ngoài của mỗi nước.

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ cấu thương mại hàng hóa việt nam – hàn quốc giai đoạn 2001 2016 những vấn đề đặt ra và giải pháp (Trang 66 - 69)