Các công trình nghiên cứu chun sâu thương mại hàng hóa khác

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ cấu thương mại hàng hóa việt nam – hàn quốc giai đoạn 2001 2016 những vấn đề đặt ra và giải pháp (Trang 41 - 44)

7. Cấu trúc của luận án

1.4. Các công trình nghiên cứu chun sâu thương mại hàng hóa khác

1.4.1. Các nghiên cứu ở trong nước

Nghiên cứu của Nguyễn Chiến Thắng và Trần Văn Hoàng (2015) về “Cơ cấu thương mại của Việt Nam: Những thách thức mang tính dài hạn” sử dụng hệ thống phân loại BEC để phân tích cơ cấu thương mại của Việt Nam với thế giới dưới góc độ giai đoạn sản xuất.

Nghiên cứu của Truong (2016) tiêu đề “Technological Structure in Vietnam - Thailand bilateral trade relations” đã sử dụng hệ thống phân loại SITC để phân tích cơ cấu thương mại của Việt Nam với Thái Lan, dưới góc độ hàm lượng cơng nghệ. Tác giả chỉ ra sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Thái Lan đã có những cải thiện đáng chú ý nhưng đóng góp của các doanh nghiệp nội địa Việt Nam vào sự cải thiện đó là hạn chế.

Cơng trình luận án Tiến sỹ của Nguyễn Thị Minh Hương (2012) “Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn 2001-2010” sử dụng chỉ số đa dạng hóa xuất khẩu để chỉ ra rằng, dù có cải thiện, cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản chưa đa dạng, thể hiện qua số lượng, chủng loại, mẫu mã sản phẩm cịn nghèo nàn.

Cơng trình luận án Tiến sỹ của Vũ Thanh Hương (2016) “Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU: Tác động đối với thương mại hàng hóa giữa hai bên và hàm ý cho Việt Nam” sử dụng mơ hình trọng lực và mơ hình SMART chỉ ra, FTA giữa Việt Nam và EU sẽ mang lại nhiều cơ hội mở rộng xuất khẩu sang thị trường EU cho hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam, tuy nhiên

thách thức lớn nhất là khả năng cạnh tranh của sản phẩm vẫn còn yếu kém và các doanh nghiệp cũng chưa xây dựng được chiến lược quảng bá thương hiệu hiệu quả tại thị trường khó tính này.

Nghiên cứu của Võ Thy Trang (2016) tiêu đề “Yếu tố tác động đến thương mại nội ngành hàng nông sản giữa Việt Nam và APEC” cho thấy, quy mô kinh tế, dân số, thu nhập bình quân đầu người, hội nhập thương mại quốc tế là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thương mại hai chiều về hàng hóa nơng sản giữa Việt Nam và các quốc gia trong APEC.

Như vậy, tổng quan tài liệu trong nước cho thấy, một vài cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam đã sử dụng một số hệ thống phân loại hàng hóa quốc tế và chỉ số cơ cấu thương mại để phân tích thương mại hàng hóa của Việt Nam với Hàn Quốc nhưng vẫn chưa mang tính hệ thống và tồn diện. Trong đó, các khía cạnh về hàm lượng cơng nghệ, đóng góp các yếu tố, thương mại nội ngành dọc, nội ngành ngang, giá trị gia tăng chưa được phân tích chun sâu, cũng như chưa có so sánh, đối chiếu thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc với các quốc gia khác trong khu vực.

1.4.2. Các nghiên cứu ở nước ngoài

Sử dụng hệ thống phân loại HS cấp độ 6 chữ số đối với nhóm hàng linh kiện và phụ tùng, nghiên cứu của Athukorala, P.-C. (2011) nhan đề “Production Networks and Trade Patterns in East Asia: Regionalization or Globalization?” chỉ ra vai trò ngày càng tăng lên của thương mại trung gian, đặc biệt hàng hóa phụ tùng và linh kiện trong mạng lưới sản xuất của khu vực Đông Á. Tác giả nhận định, Hàn Quốc và Trung Quốc ngày càng thu hẹp khoảng cách phát triển cũng như đang dần thay thế Nhật Bản trong một số khâu sản xuất thiết bị điện tử và cơ khí. Điều tương tự cũng diễn ra với một số nền kinh tế cơng nghiệp hóa của ASEAN như Singapore và Malaysia.

Sử dụng dữ liệu thống kê quốc tế ở mức độ tương đối chi tiết, Kimura et al. (2007) trong nghiên cứu “Fragmentation and parts and components trade:

Comparison between East Asia and Europe” đã so sánh mức độ phân rã của hoạt động sản xuất giữa khu vực Đơng Á và châu Âu. Theo đó, thương mại khu vực Đơng Á, nhất là giữa ba nước Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc về các linh kiện và phụ tùng cơng nghiệp có sự phân mảnh theo chiều dọc khá rõ rét, khi mỗi quốc gia trong khu vực chi phối một hoặc một vài khâu trong quy trình sản xuất hàng hóa. Ngược lại, mạng lưới sản xuất ở châu Âu lại đi theo mơ hình khác biệt sản phẩm theo chiều ngang truyền thống.

Nghiên cứu của Gaulier et al. (2007) nhan đề “China’s integration in East Asia: Production sharing, FDI & high-tech trade” chỉ ra FDI và các ngành cơng nghệ cao đóng vai trị thiết yếu đối với sự tham gia của các quốc gia, đặc biệt là Trung Quốc vào chuỗi cung ứng của toàn khu vực. Sử dụng cách tiếp cận tương tự, nghiên cứu của Ha (2011) nhan đề “Intermediate goods trade between Vietnam and China” phân tích thương mại hàng hóa trung gian giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tác giả nhận định, thâm hụt thương mại lớn của Việt Nam với Trung Quốc chủ yếu là do Việt Nam ngày càng phụ thuộc nặng nề vào nhập khẩu nguyên liệu đầu vào trung gian từ thị trường này. Vì thế, phát triển cơng nghiệp phụ trợ nên là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam để cải thiện cấu trúc thương mại với Trung Quốc.

Nghiên cứu của Truong (2017) nhan đề “The structure of commodity trade between Thailand and Vietnam (2004-2013)” chỉ ra thương mại nội ngành giữa Việt Nam với Thái Lan ngày càng tăng lên, phản ánh hai nước đã tận dụng được phần nào lợi thế kinh tế nhờ quy mô cũng như đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, sự gia tăng đó phần lớn đến từ tăng trưởng trong đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nên tiềm ẩn nhiều rủi ro một khi hoạt động thu hút FDI của Việt Nam gặp bất lợi.

Như vậy, các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi đã tiếp cận thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc cũng như thương mại của Việt Nam, Hàn Quốc với các nước khác chuyên sâu hơn thơng qua sử dụng hệ thống phân loại hàng hóa quốc tế và các chỉ số cơ cấu thương mại hay một số mơ hình

định lượng. Mặc dù vậy, hiện vẫn chưa có nhiều cơng trình khoa học phân tích thương mại hàng hóa Việt Nam - Hàn Quốc một cách tồn diện, hệ thống cũng như có sự so sánh đối chiếu với các quốc gia khác trong khu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ cấu thương mại hàng hóa việt nam – hàn quốc giai đoạn 2001 2016 những vấn đề đặt ra và giải pháp (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)