Giá trị gia tăng hàng hóa xuất khẩu và mức độ tham gia của quốc gia vào mạng lưới sản xuất khu vực và quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ cấu thương mại hàng hóa việt nam – hàn quốc giai đoạn 2001 2016 những vấn đề đặt ra và giải pháp (Trang 60 - 61)

7. Cấu trúc của luận án

2.3.3. Giá trị gia tăng hàng hóa xuất khẩu và mức độ tham gia của quốc gia vào mạng lưới sản xuất khu vực và quốc tế

vào mạng lưới sản xuất khu vực và quốc tế

Ngày nay, các quốc gia không chỉ cố gắng tăng tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa hàng năm mà quan trọng hơn là cải thiện giá trị tăng thêm cho mỗi đơn vị hàng hóa xuất khẩu. Ví dụ, dù sản phẩm điện thoại thơng minh và máy tính bảng của các công ty Hoa Kỳ chủ yếu được sản xuất ở Trung Quốc nhưng phần lớn giá trị tăng thêm lại đến từ khâu thiết kế, R&D, xây dựng thương hiệu và marketing được thực hiện trực tiếp bởi chính các cơng ty Hoa Kỳ.

Điều tương tự cũng diễn ra với các sản phẩm ô tô, điện thoại thông minh được sản xuất tại nhiều nền kinh tế đang phát triển nhưng đóng góp của khu vực nội địa vào giá trị tăng thêm của sản phẩm còn hạn chế, do những nước này chủ yếu tham gia vào công đoạn gia công và lắp ráp sản phẩm. Vì thế, cơ cấu xuất khẩu tiến bộ là cơ cấu cho phép cải thiện và nâng cao giá trị tăng thêm của khu vực nội địa vào sản phẩm xuất khẩu.

Một yếu tố khác có thể sử dụng để đánh giá cơ cấu thương mại hàng hóa của một nước là mức độ tham gia vào mạng lưới sản xuất khu vực và quốc tế của quốc gia đó được cải thiện và nâng cao như thế nào. Các tiêu chí cụ thể bao gồm, tỷ trọng và tốc độ gia tăng thương mại nội ngành với các nhóm sản phẩm hàng hóa trung gian như linh kiện và phụ tùng của quốc gia hay sự tham gia của các doanh nghiệp nội địa trong chuỗi sản xuất, cung ứng hàng hóa khu vực và quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ cấu thương mại hàng hóa việt nam – hàn quốc giai đoạn 2001 2016 những vấn đề đặt ra và giải pháp (Trang 60 - 61)