897 Vàng, bạc, trang sức và các vật
4.3.2. Những vấn đề đặt ra
Tuy đạt nhiều kết quả đáng khích lệ, sự dịch chuyển của cơ cấu thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với Hàn Quốc thời gian qua còn nhiều hạn chế, vấn đề đặt ra, cụ thể như sau:
- Vấn đề đặt ra trong cải thiện hiệu quả khai thác lợi thế so sánh xuất khẩu, các nguồn lực quốc gia và nguồn nhập khẩu đầu vào phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng:
Những năm qua, dù giảm mạnh tỷ phần, nhập khẩu của Việt Nam đối với nhóm sản phẩm sử dụng công nghệ thấp và trung bình từ Hàn Quốc vẫn là tương đối đáng kể. Trong khi đó, nhóm hàng tư liệu sản xuất, nhất là sản phẩm công nghệ nguồn mà Việt Nam nhập khẩu từ Hàn Quốc chiếm tỷ trọng chưa cao trên tổng nhập khẩu của Việt Nam khi so sánh với các quốc gia ASEAN khác. Hiện nay, cơ cấu nhập khẩu như vậy có thể vẫn phù hợp với trình độ phát triển, khả năng tiếp thu cơng nghệ của Việt Nam, nhưng về dài
hạn, Việt Nam cần có những điều chỉnh để tận dụng nhập khẩu máy móc, thiết bị vận tải hàm lượng khoa công nghệ và tri thức cao từ Hàn Quốc, qua đó tiếp tục nâng cao năng lực sản xuất, xuất khẩu của các công ty nội địa.
Vấn đề đặt ra khác là Việt Nam vẫn chưa tận dụng được nhiều lợi thế về nguồn lao động dồi dào, tăng trưởng thu hút FDI, vị trí chiến lược và xu hướng tăng cường hợp tác kinh tế giữa hai quốc gia, đặc biệt thông qua các thỏa thuận thương mại tự do, sáng kiến hội nhập song phương, khu vực như AKFTA, VKFTA để thúc đẩy và cải thiện căn bản cơ cấu xuất khẩu đến Hàn Quốc. Điều này thể hiện rõ nét ở thâm hụt thương mại của Việt Nam với Hàn Quốc vẫn là rất lớn và không ngừng tăng lên theo thời gian. Đồng thời, lợi thế so sánh xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Hàn Quốc chưa có thay đổi tích cực đáng kể. Theo đó, Việt Nam vẫn chủ yếu duy trì lợi thế so sánh với nhóm sản phẩm xuất khẩu thâm dụng nhân tố lao động phổ thơng và cơng nghệ thấp mà chưa có sự dịch chuyển đáng kể lên nhóm sản phẩm sử dụng nhiều yếu tố công nghệ cao và lao động kỹ năng.
Trong tương lai, để duy trì tăng trưởng xuất khẩu, Việt Nam cần dịch chuyển và tạo ra lợi thế so sánh trong sản xuất, xuất khẩu hàng hóa sử dụng nhiều yếu tố công nghệ, vốn-tri thức. Điều này xuất phát từ thực tế, lợi thế tài nguyên, lao động chi phí thấp của Việt Nam sẽ ngày càng mất đi, nhất là trong bối cảnh các nước trong khu vực và trên thế giới đã và đang có những điều chỉnh về chiến lược, chính sách phát triển các ngành cơng nghiệp, dịch vụ để thích ứng với xu hướng mới của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
- Vấn đề đặt ra trong cải thiện, nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh của hàng hóa:
Dù chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu từ Việt Nam sang Hàn Quốc đã có những cải thiện nhưng vẫn cịn bộc lộ hạn chế đáng kể, thể hiện qua tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng có hàm lượng cơng nghệ thấp và sử dụng nhiều yếu tố lao động giản đơn tới Hàn Quốc của Việt Nam cịn lớn.
Thêm vào đó, dẫu số lượng, mẫu mã, chủng loại sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc có sự cải thiện nhưng nhìn chung vẫn khá đơn điệu, chưa tạo ra sự hấp dẫn đủ mạnh đối với người tiêu dùng Hàn Quốc.
Khi so sánh với các mặt hàng từ Hàn Quốc thì chất lượng, khả năng cạnh tranh các sản phẩm tương tự của Việt Nam còn thua kém khoảng cách lớn. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản giải thích thâm hụt thương mại của Việt Nam ngày càng lớn với Hàn Quốc với các sản phẩm cùng chủng loại, ngành hàng như máy móc, thiết bị điện tử. Những năm qua, do có lợi thế về chi phí, giá thành nhân cơng thấp nên Việt Nam vẫn có thể thúc đẩy xuất khẩu sang Hàn Quốc. Tuy thế, như đã đề cập, trong tương lai, để tiếp tục duy trì tăng trưởng xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam khơng có lựa chọn nào khác ngồi cải thiện hàm lượng khoa học cơng nghệ, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu. Lý do là bởi, mức độ cạnh tranh giữa hàng xuất khẩu của Việt Nam với các sản phẩm cùng loại của các quốc gia khác cũng như doanh nghiệp nội địa Hàn Quốc sẽ ngày càng gay gắt hơn. Lý do khác nữa là, nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng của người dân Hàn Quốc sẽ tập trung nhiều hơn vào nhóm sản phẩm tiêu dùng thâm dụng yếu tố cơng nghệ cao, có sự đa dạng về mẫu mã, chủng loại.
Mặt khác, tỷ trọng nhập khẩu các mặt hàng có chất lượng cơng nghệ thấp và trung bình từ Hàn Quốc vẫn cịn khá đáng kể, nhất là khi so sánh với nhập khẩu của một số quốc gia khác của khu vực Đông Á. Hệ quả là, những tác động của hàng hóa nhập khẩu từ Hàn Quốc đến sự cải thiện năng lực sản xuất của khu vực nội địa Việt Nam chưa lớn như kỳ vọng.
- Vấn đề đặt ra trong cải thiện, nâng cao giá trị gia tăng hàng hóa xuất khẩu và mức độ tham gia của quốc gia vào mạng lưới sản xuất khu vực và quốc tế:
Không phủ nhận, Việt Nam đã cải thiện đáng kể giá trị tăng thêm nội địa trong xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc. Tuy thế, vấn đề lớn nhất là đóng
góp vào giá trị gia tăng nội địa của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế. Đặc biệt, đối với mặt hàng máy móc và thiết bị điện tử, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu tham gia vào hoạt động gia công, lắp ráp đơn thuần, vốn thuộc phân khúc thấp nhất của chuỗi giá trị, trong khi các khâu khác có giá trị tăng thêm cao hơn như sản xuất linh phụ kiện, quảng cáo và làm thương hiệu vẫn chủ yếu do các cơng ty nước ngồi đảm nhiệm.
Những năm qua, Việt Nam ngày càng tham gia nhiều hơn vào mạng lưới sản xuất, trước tiên là của các công ty đa quốc gia Hàn Quốc tại Việt Nam, sau là mạng sản xuất và phân phối hàng hóa của khu vực và quốc tế. Tuy thế, sự tham gia của Việt Nam vẫn còn khá hạn chế. Điều này thể hiện qua dù thương mại nội ngành được cải thiện dần qua thời gian nhưng vẫn còn một khoảng cách khá lớn khi so sánh với thương mại nội ngành giữa Hàn Quốc và các quốc gia khác trong khu vực. Sự phụ thuộc lớn vào nhập khẩu hàng hóa trung gian từ Hàn Quốc suốt một thời gian dài đã chỉ ra thực trạng yếu kém của các ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam. Đồng thời, nó cũng cho thấy Việt Nam vẫn chưa tận dụng được nhiều lợi ích mang lại từ tăng trưởng vốn đầu tư của các công ty đa quốc gia Hàn Quốc vào cải thiện năng lực sản xuất các ngành công nghiệp nội địa, vào nâng cao vị thế, vai trò của quốc gia trong mạng lưới sản xuất, phân phối hàng hóa khu vực. Kinh nghiệm của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia và Thái Lan cho thấy, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, tăng cường chuyển giao, lan tỏa công nghệ từ khu vực FDI cho doanh nghiệp nội địa, xây dựng chiến lược phát triển, quảng bá sản phẩm hiệu quả gần như là những yêu cầu bắt buộc để khu vực doanh nghiệp nội địa Việt Nam tham gia được vào các khâu, giai đoạn tạo ra phần lớn giá trị tăng thêm của sản phẩm như sản xuất thiết bị, linh kiện nguồn và hoạt động marketing.
- Vấn đề đặt ra trong cải thiện, đảm bảo tính bền vững của cơ cấu xuất nhập khẩu:
Sự gia tăng tỷ phần các mặt hàng xuất khẩu thâm dụng công nghệ cao hơn sang thị trường Hàn Quốc của Việt Nam những năm qua nhìn chung phù hợp với xu hướng mở rộng của dòng vốn đầu tư từ bên ngoài, đặc biệt từ doanh nghiệp Hàn Quốc vào khu vực sản xuất chế tạo, nhất là ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam. Thực tế này chỉ ra những chuyển biến trong cơ cấu thương mại của Việt Nam với Hàn Quốc từ năm 2000 đến nay chủ yếu là do các yếu tố bên ngồi tạo nên, hơn là đóng góp của nội lực các doanh nghiệp Việt Nam. Xét trong dài hạn, sự phụ thuộc đó có thể tạo ra những tác động bất lợi đến hoạt động ngoại thương, đến chất lượng cơ cấu thương mại của Việt Nam với Hàn Quốc cũng như các quốc gia khác. Các doanh nghiệp đa quốc gia hoạt động dựa trên lợi nhuận, khi các lợi thế về chính sách ưu đãi đầu tư, chi phí lao động của thị trường Việt Nam mất đi, những doanh nghiệp đó có xu thế chuyển hướng sang các thị trường khác để duy trì hoặc tìm kiếm lợi nhuận cao hơn. Hệ quả là, khu vực sản xuất chế tạo – vốn còn chưa phát triển của Việt Nam bị ảnh hưởng đáng kể, tác động đến năng lực cạnh tranh chung của xuất khẩu và nền kinh tế.
Bên cạnh đó, nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc vẫn còn gồm nhiều sản phẩm xa xỉ (đặc biệt ô tơ) và nhóm hàng sử dụng cơng nghệ thấp, là những mặt hàng thường tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và xã hội. Mặt khác, như đã phân tích, trong tương lai, ưu thế về chi phí lao động giá rẻ của Việt Nam sẽ ngày càng mất đi, hoặc Việt Nam có thể rơi vào ‘căn bệnh Hà Lan’, vào bẫy thu nhập trung bình khi càng xuất khẩu nhiều, lợi ích thu được càng giảm đi. Vì thế, nếu cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam không chuyển dịch lên các chuỗi sản xuất cao hơn sẽ tác động trực tiếp đến tăng trưởng doanh thu và giá trị tăng thêm của hàng xuất khẩu đến thị trường Hàn Quốc nói riêng và ra thế giới nói chung thời gian tới.