Chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu (RCA) và lợi thế so sánh hiện hữu được tiêu chuẩn hóa (NRCA)

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ cấu thương mại hàng hóa việt nam – hàn quốc giai đoạn 2001 2016 những vấn đề đặt ra và giải pháp (Trang 80 - 83)

522 Trang thiết bị vận tải phi công nghiệp khác 61 Hàng tiêu dùng lâu bền, không phân loạ

3.2.6. Chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu (RCA) và lợi thế so sánh hiện hữu được tiêu chuẩn hóa (NRCA)

được tiêu chuẩn hóa (NRCA)

RCA là chỉ số được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu kinh tế quốc tế để phân tích những sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm mỗi nước có lợi thế so sánh tương đối và là cơ sở giúp đưa ra quyết định về các mặt hàng mỗi nước nên tập trung sản xuất và xuất khẩu sang các đối tác thương mại cụ thể. Ngoài ra, nghiên cứu những biến đổi RCA của các mặt hàng còn là cơ sở để đưa ra nhận định, đánh giá về sự cải thiện trong hoạt động sản xuất hàng hóa của các quốc gia. Ví dụ, các quốc gia thu nhập thấp thường có lợi thế và phụ thuộc sản xuất các sản phẩm dựa vào tài nguyên thiên nhiên và lao động giản đơn tuy nhiên, qua thời gian, cùng với sự phát triển của khu vực sản xuất chế tạo, các nước này bắt đầu có lợi thế sản xuất các sản phẩm cơng nghiệp đòi hỏi hàm lượng cơng nghệ và trình độ lao động cao hơn. Theo Balassa (1965) [51], chỉ số RCA được tính tốn bởi phương trình sau đây:

𝑅𝐶𝐴𝑖𝑘 = 𝑥𝑖𝑘 𝑋𝑖 𝑥𝑤𝑘 𝑋𝑤 (3.10)

Trong đó: RCAik là chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu đối với sản phẩm k của quốc gia i. Xik và Xi lần lượt là xuất khẩu sản phẩm k và tổng giá trị xuất khẩu của quốc gia i; Xwk và Xw lần lượt là xuất khẩu sản phẩm k và tổng xuất khẩu của thế giới.

Một điểm hạn chế của cơng thức tính chỉ số RCA ở trên là tính bất đối xứng bởi giá trị của RCA đối với các sản phẩm có lợi thế so sánh là vô cực dương, nhưng đối với những sản phẩm khơng có lợi thế, giá trị giới hạn là 0. Vì thế, Laursen (2000) [80] đã đề xuất chỉ số RCA được tiêu chuẩn hóa (NRCA), có giá trị đối xứng từ -1 đến +1, với cơng thức tính tốn như sau:

𝑁𝑅𝐶𝐴𝑖𝑘 =(𝑅𝐶𝐴𝑖𝑘 – 1)

(𝑅𝐶𝐴𝑖𝑘+ 1) (3.11)

Luận án sử dụng chỉ số NRCA để tính tốn các sản phẩm Việt Nam và Hàn Quốc có lợi thế so sánh cũng như không lợi thế so sánh. Quan sát sự biến đổi của chỉ số NRCA giai đoạn 2001 - 2016 cịn giúp đánh giá, dự báo nhóm sản phẩm có tiềm năng mở rộng giữa hai quốc gia.

Tiểu kết Chương 3

Trong Chương 3, tác giả đã lựa chọn, tổng hợp hệ thống các phương pháp nghiên cứu, phân tích cơ cấu thương mại hàng hóa song phương hiệu quả, bao gồm dựa vào các hệ thống phân loại hàng hóa quốc tế và dựa vào sử dụng các chỉ số cơ cấu thương mại. Theo đó, cơ cấu thương mại hàng hóa song phương được nghiên cứu, phân tích dưới nhiều khía cạnh khác nhau, bao gồm: cường độ thương mại, ngành xuất nhập khẩu, giai đoạn sản xuất, hàm lượng cơng nghệ, đóng góp các nhân tố, độ phức tạp của sản phẩm, thương mại giá trị gia tăng, thương mại nội ngành, tính đa dạng hàng hóa xuất khẩu, tính bổ sung thương mại và lợi thế so sánh hiện hữu.

Việc xây dựng phương pháp nghiên cứu, phân tích cơ cấu thương mại hàng hóa song phương dưới nhiều khía cạnh, góc độ trong Chương 3 nhằm phân tích tồn diện thực trạng cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam – Hàn Quốc trong Chương 4; qua đó giúp luận án đưa ra được nhận định đánh giá khách quan và sát thực hơn.

Chương 4

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ cấu thương mại hàng hóa việt nam – hàn quốc giai đoạn 2001 2016 những vấn đề đặt ra và giải pháp (Trang 80 - 83)