897 Vàng, bạc, trang sức và các vật
5.1.3. Bối cảnh trong nước
5.1.3.1. Bối cảnh của Việt Nam
Với Việt Nam, sau một thời gian tăng trưởng chậm lại do các tác động bất lợi của kinh tế toàn cầu, kinh tế Việt Nam đã có những dấu hiệu khởi sắc
những năm gần đây. Việt Nam cũng đang và sẽ trải qua giai đoạn có tính chất quyết định đến thành cơng của việc chuyển đổi mơ hình tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ theo chiều sâu, dựa vào áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ để tăng năng suất lao động. Chính phủ Việt Nam cam kết duy trì và đẩy nhanh nỗ lực thực thi các cải cách về thể chế kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực để gia tăng sức cạnh tranh tổng hợp của nền kinh tế, của khu vực doanh nghiệp nội địa. Trong tiến trình đó, rất cần sự đóng góp, hợp tác với các quốc gia có tiềm lực kinh tế, cơng nghệ mạnh.
Trong chiến lược, chính sách đối ngoại kinh tế, Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với nhiều quốc gia ở các khu vực địa lý khác nhau của thế giới. Đặc biệt, xu hướng tham gia, ký kết các thỏa thuận ưu đãi thương mại, đặc biệt các FTA thế hệ mới với các thị trường trọng điểm sẽ tiếp tục được Chính phủ Việt Nam đẩy mạnh những năm tới. Trong đó, Hàn Quốc vẫn sẽ đóng vai trị quan trọng hàng đầu trong quan hệ đối ngoại kinh tế của Việt Nam. Việt Nam mong muốn đẩy mạnh hợp tác sâu rộng, toàn diện và hiệu quả hơn với Hàn Quốc dựa trên cơ sở chia sẻ và bổ trợ lẫn nhau, gắn kết, phát huy các thế mạnh, tiềm năng của mỗi quốc gia. Chính phủ Việt Nam được kỳ vọng tiếp tục duy trì, đẩy mạnh thực hiện các chính sách khuyến khích hợp tác đầu tư với Hàn Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, vật liệu mới, công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp, công nghệ cao, công nghệ thông tin và phát triển kết cấu hạ tầng.
Như vậy, việc Việt Nam có nền kinh tế độ mở cao, dự báo tiếp tục tăng trưởng nhanh, dân số đông, số lượng người gia nhập tầng lớp trung lưu không ngừng tăng lên, bên cạnh chủ trương đẩy mạnh hợp tác kinh tế với các quốc gia tiên tiến sẽ là những tiền đề quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và dịch chuyển cơ cấu thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc theo hướng tiến bộ những năm tới đây.
5.1.3.2. Bối cảnh của Hàn Quốc
Hàn Quốc hiện là nền kinh tế lớn thứ tư châu Á sau Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ. Về thu nhập, thu nhập bình quân đầu người theo ngang giá sức mua (PPP) năm 2015 của Hàn Quốc đạt trên 35.000 USD, và là một trong các nước có mức sống cao nhất khu vực châu Á. Trong lĩnh vực ngoại thương, năm 2015 Hàn Quốc lần lượt là nước xuất khẩu lớn thứ sáu, nước nhập khẩu lớn thứ mười hai thế giới, dù dân số của Hàn Quốc không phải là lớn [44]. Trong ngắn hạn và trung hạn, với các yếu tố kinh tế vĩ mô cơ bản vững mạnh, kinh tế Hàn Quốc được dự báo tiếp tục tăng trưởng khả quan. Đây là các yếu tố quan trọng góp phần mở rộng nhu cầu nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ từ bên ngồi, trong đó có Việt Nam.
Hiện nay và trong tương lai, bên cạnh duy trì phát triển các ngành cơng nghệ, cơng nghiệp có thế mạnh như điện tử, ơ tơ, hóa chất, đóng tàu, thép, sợi, quần áo, da giày và chế biến thức ăn, Hàn Quốc còn đẩy mạnh thực hiện các chính sách phát triển kinh tế xanh, ưu tiên sử dụng công nghệ, hàng tiêu dùng thân thiện với môi trường, thông qua áp đặt các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo đảm sức khỏe khắt khe hơn. Đặc biệt, yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm từ phía Hàn Quốc sẽ rất nghiêm ngặt. Vì thế, để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Hàn Quốc, Việt Nam phải đảm bảo các tiêu chuẩn cao về kỹ thuật và vệ sinh an tồn thực phẩm trong q trình sản xuất, bảo quản và vận chuyển hàng hóa; đồng thời đảm bảo tính minh bạch về thơng tin xuất xứ của hàng hóa.
Trong chính sách đối ngoại, nhất là đối ngoại kinh tế, Việt Nam là một trong những quốc gia đối tác quan trọng về hợp tác phát triển của Hàn Quốc. Điều này thể hiện qua việc Chính phủ Hàn Quốc đề xuất thực hiện “Chiến lược Đối tác quốc gia (CPS)” với Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015, gắn liền với Chiến lược, Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội cũng như Khuôn khổ chiến lược cung cấp ODA cho Việt Nam. Yếu tố khác gắn kết Hàn Quốc với
Việt Nam chính là cộng đồng hơn 120.000 người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Hàn Quốc [44].
Vào tháng 11/2017, Chính phủ Tổng thống Moon Jae-in khởi sướng “Chính sách phương Nam mới”. Theo đó, Hàn Quốc chủ trương tăng cường hợp tác với ASEAN, nâng tầm mối quan hệ lên tương đương với bốn cường quốc là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và EU [38]. Việc nâng cấp quan hệ này được thúc đẩy chủ yếu bởi ASEAN có tầm quan trọng về kinh tế không ngừng tăng lên, lực lượng dân số trẻ dồi dào, thị trường chung và cơ sở sản xuất đang dần hình thành. Ý tưởng cơ bản của Chính sách phương Nam mới là xây dựng một cộng đồng hịa bình, thơng qua tăng cường hợp tác an ninh, đóng góp cho hịa bình của châu Á; đặt trọng tâm vào con người, thông qua tăng cường giao lưu nhân dân Hàn Quốc – ASEAN; và ủng hộ sự thịnh vượng chung, thơng qua hợp tác cùng có lợi để xây dựng cuộc sống giàu có, trong đó trọng tâm đặt vào các lĩnh vực giao thông, năng lượng, quản lý tài nguyên nước và truyền thông thông minh [38]. Hàn Quốc và ASEAN đặt mục tiêu đưa kim ngạch thương mại song phương lên trên 200 tỷ USD trong vòng 5 năm tới [5]. Trong chiến lược hợp tác với ASEAN, Hàn Quốc coi Việt Nam - một thị trường mới nổi đầy tiềm năng, lại có thiện cảm với Hàn Quốc, là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu, là cầu nối giữa Hàn Quốc và ASEAN [39]. Đây là yếu tố thuận lợi, được kỳ vọng góp phần thúc đẩy xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu thương mại của Việt Nam với Hàn Quốc theo hướng tiến bộ.
Nhân tố khác có ảnh hưởng lớn đến chính sách hợp tác kinh tế của Hàn Quốc chính là sự trỗi dậy của kinh tế Trung Quốc. Không phủ nhận, Hàn Quốc đã tận dụng rất tốt sức tăng trưởng nhanh chóng về nhu cầu hàng hóa và dịch vụ của kinh tế Trung Quốc để gia tăng xuất khẩu và các hoạt động đầu tư vào thị trường này. Tuy nhiên, phát triển kinh tế của Hàn Quốc cũng ngày càng phụ thuộc vào những biến động của thị trường Trung Quốc. Ví dụ, vào cuối năm 2017, quan hệ ngoại giao Hàn Quốc và Trung Quốc đã trở nên căng thẳng vì kế hoạch triển khai Hệ thống phịng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn
cuối (THAAD) của Hoa Kỳ trên lãnh thổ Hàn Quốc. Trung Quốc đã có những động thái hạn chế khách du lịch đến thăm Hàn Quốc, hạn chế tiêu thụ các mặt hàng sản xuất bởi các tập đoàn đa quốc gia của Hàn Quốc tại thị trường nội địa. Những động thái trên đã có tác động ít nhiều đến tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc. Vì thế, Hàn Quốc đã và đang điều chỉnh chiến lược đối ngoại kinh tế để giảm thiểu sự phụ thuộc vào Trung Quốc, thông qua tăng cường hợp tác kinh tế, đặc biệt thiết lập FTA với các quốc gia ASEAN, trong đó có Việt Nam. Với sự điều chỉnh này, Việt Nam, quốc gia có sự ổn định về chính trị - xã hội, lực lượng lao động dồi dào, tiềm năng tăng trưởng lớn sẽ ngày càng trở thành đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Hàn Quốc [28].
Như vậy, trong chính sách ngoại giao kinh tế của mình, Việt Nam tiếp tục đóng vai trị quan trọng đối với Hàn Quốc. Đây là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy quan hệ, cải thiện cơ cấu thương mại Việt - Hàn trong tương lai.