Chỉ số thương mại nội ngành (IIT)

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ cấu thương mại hàng hóa việt nam – hàn quốc giai đoạn 2001 2016 những vấn đề đặt ra và giải pháp (Trang 77 - 78)

522 Trang thiết bị vận tải phi công nghiệp khác 61 Hàng tiêu dùng lâu bền, không phân loạ

3.2.4. Chỉ số thương mại nội ngành (IIT)

Những năm gần đây, thương mại nội ngành ngày càng đóng vai trị quan trọng với các quốc gia, đặc biệt trong nhóm hàng linh kiện và phụ tùng. Nghiên cứu thương mại nội ngành giữa các quốc gia cho phép đánh giá phần nào mức độ khai thác tính hiệu quả kinh tế nhờ quy mơ và đặc tính khác biệt về sản phẩm của mỗi nước.Theo đó, luận án sử dụng chỉ số IIT của Grubel– Lloyd (1975) [64] để phân tích thương mại nội ngành Việt Nam - Hàn Quốc, với phương trình tính tốn như sau:

𝐼𝐼𝑇𝑖 = 1 −|𝑋𝑖−𝑀𝑖|

|𝑋𝑖+ 𝑀𝑖| (3.4)

Trong đó, IITi là chỉ số thương mại nội ngành của hàng hóa i; Xi và Mi là giá trị xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa i. Chỉ số IIT có giá trị từ 0 đến 1, trong đó giá trị của IIT càng gần 1 biểu thị thương mại nội ngành càng cao, trái lại giá trị của IIT càng gần 0 biểu thị mức độ thương mại nội ngành thấp, tức chủ yếu là thương mại liên ngành. Trong khi đó, chỉ số IIT trung bình cho tồn bộ các ngành được tính bởi cơng thức sau:

𝐼𝐼𝑇𝑖 = 1 −∑ |𝑋𝑘 𝑖− 𝑀𝑖|

∑ |𝑋𝑘 𝑖+ 𝑀𝑖| (3.5)

Chỉ số IITi trung bình cho các ngành có thể được tính bằng cách lấy trọng số của tỷ trọng mỗi hàng hóa trên tổng thương mại của hai quốc gia, hoặc có thể tính bằng trung bình khơng trọng số. Luận án sử dụng phương pháp tính IIT trung bình cho các ngành khơng có trọng số.

Thương mại nội ngành được phân thành thương mại nội ngành dọc (VIIT) và thương mại nội ngành ngang (HIIT). HIIT nhấn mạnh sự khác biệt về thuộc tính chức năng của sản phẩm, trong khi VIIT nhấn mạnh sự khác biệt về chất lượng sản phẩm và hàm lượng công nghệ. Để xác định một sản phẩm thuộc VIIT hay HIIT, đơn giá (UV) xuất khẩu và nhập khẩu được sử dụng. Đơn giá xuất khẩu (nhập khẩu) của một sản phẩm được tính bằng cách lấy giá trị xuất khẩu (nhập khẩu) chia cho tổng khối lượng xuất khẩu (nhập khẩu) của hàng hóa đó. Sản phẩm đó thuộc HIIT nếu thỏa mãn điều kiện sau đây:

1 – α ≤ 𝑈𝑉𝑥𝑖

𝑈𝑉𝑚𝑖 ≤ 1 + α (3.6)

Ngược lại, sản phẩm thuộc VIIT nếu:

𝑈𝑉𝑥𝑖

𝑈𝑉𝑚𝑖 ≤ 1 − α hoặc 1 + α ≤ 𝑈𝑉𝑥𝑖

𝑈𝑉𝑚𝑖 (3.7)

Trong đó, α có thể lấy các giá trị khác nhau nhưng thường là 15% hoặc 25% để biểu thị chi phí giao dịch và được tính vào giá hàng hóa với mục đích xác định chính xác hơn giá trị xuất nhập khẩu của mỗi mặt hàng. Luận án lấy giá trị α = 15% để tính tốn tỷ lệ đơn giá xuất khẩu trên đơn giá nhập khẩu cho các hàng hóa HS cấp độ 6 chữ số giữa Việt Nam và Hàn Quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ cấu thương mại hàng hóa việt nam – hàn quốc giai đoạn 2001 2016 những vấn đề đặt ra và giải pháp (Trang 77 - 78)