Cơ cấu thương mại hàng hóa xét theo ngành xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ cấu thương mại hàng hóa việt nam – hàn quốc giai đoạn 2001 2016 những vấn đề đặt ra và giải pháp (Trang 69 - 70)

7. Cấu trúc của luận án

3.1.1. Cơ cấu thương mại hàng hóa xét theo ngành xuất nhập khẩu

Tùy theo mục đích nghiên cứu cụ thể mà có nhiều cách phân loại hàng hóa theo các nhóm, ngành xuất khẩu và nhập khẩu như phương pháp phân loại của Leamer (1984) [82] và Hanson (2010) [66]. Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp phân loại hàng hóa theo ngành xuất khẩu và nhập khẩu của Hanson (2010) để phân tích sự thay đổi về cơ cấu ngành xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Cụ thể, 99 chương mục hàng hóa thuộc hệ thống HS cấp độ 2 chữ số được phân chia lại thành 8 nhóm hàng lớn như sau:

(1) Nông nghiệp, thịt, sữa và hải sản (HS 1-10, 12-14)

(2) Thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, giấy (HS 11, 15-24, 44-48) (3) Các ngành cơng nghiệp khai khống (HS 25, 27, 68-71) (4) Hóa chất, nhựa, cao su (HS 28-36, 38-40)

(5) Dệt may, quần áo, đồ da, giày dép (HS 41-42, 50-65) (6) Sắt, thép và kim loại khác (HS 26, 72-83)

(7) Máy móc, điện tử, thiết bị vận tải (HS 84-89)

(8) Các ngành công nghiệp khác (HS 37, 43, 49, 66-67, 90-97)

Mỗi ngành bao gồm các phân ngành nhỏ có mức độ thâm dụng các nhân tố sản xuất giống nhau và quá trình sản xuất ra các sản phẩm trong những ngành này thường phụ thuộc vào các công nghệ tương tự. Ngành thứ nhất bao gồm các hoạt động thâm dụng đất đai xung quanh hoạt động sản xuất nông nghiệp, trong khi ngành thứ hai bao gồm các hoạt động công nghiệp sử dụng nông nghiệp, lâm nghiệp và các đầu vào thâm dụng đất đai khác. Ngành thứ

ba bao gồm khoáng sản, quặng, dầu mỏ, đá quý, kim loại quý và các ngành công nghiệp khác dựa trên các nguồn lực dưới lòng đất. Ngành thứ tư bao gồm sản xuất các sản phẩm hóa chất và các sản phẩm dựa trên dầu mỏ khác. Ngành thứ năm bao gồm các sản phẩm quần áo và dệt may thâm dụng lao động và đầu vào cho những hàng hóa này (dệt, đồ da). Ngành thứ sáu bao gồm các sản phẩm sắt, thép và các kim loại khác. Ngành thứ bảy bao gồm các ngành sản xuất máy móc thâm dụng vốn, linh kiện điện, điện tử và thiết bị vận tải. Cuối cùng, ngành thứ tám là tập hợp các ngành cơng nghiệp cịn lại (như ngun liệu và thiết bị chụp ảnh, nguyên liệu in, dụng cụ âm nhạc) [66].

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ cấu thương mại hàng hóa việt nam – hàn quốc giai đoạn 2001 2016 những vấn đề đặt ra và giải pháp (Trang 69 - 70)