Lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ cấu thương mại hàng hóa việt nam – hàn quốc giai đoạn 2001 2016 những vấn đề đặt ra và giải pháp (Trang 57 - 58)

7. Cấu trúc của luận án

2.2.5. Lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia

Lý thuyết lợi thế cạnh tranh (hay mơ hình kim cương) được Porter (1990) [97] đưa ra nhằm giải thích nguyên nhân sâu xa tại sao một số quốc gia lại thành cơng cịn một số khác lại thất bại ở môi trường cạnh tranh quốc tế.

Porter xây dựng bốn thuộc tính quan trọng hình thành nên khả năng cạnh tranh của một quốc gia cũng như các doanh nghiệp tại quốc gia đó bao gồm: (1) Điều kiện về các yếu tố sản xuất (vị thế của một nền kinh tế về các yếu tố sản xuất như lực lượng lao động kỹ năng và cơ sở hạ tầng cần thiết để cạnh tranh trong một ngành cụ thể); (2) Các ngành hỗ trợ và liên quan (sự sẵn có hoặc thiếu hụt các ngành hỗ trợ và ngành liên quan có năng lực cạnh tranh quốc tế); (3) Các điều kiện về cầu (nhu cầu nội địa đối với hàng hóa và dịch vụ của một ngành cụ thể); và (4) Chiến lược, cơ cấu và mức độ cạnh tranh nội bộ ngành (các điều kiện quản lý, chiến lược phát triển, cơ cấu tổ chức được công ty tạo ra và bản chất của các đối thủ cạnh tranh trong nước). Các thuộc tính có tác động lẫn nhau, tạo nên mơ hình kim cương gắn kết, cùng với các nhân tố khác như cơ hội và vai trị của chính phủ sẽ quyết định đến khả năng cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp và quốc gia.

Lý thuyết lợi thế cạnh tranh được nhiều quốc gia xem xét áp dụng để phát triển và thúc đẩy sản xuất những sản phẩm, dịch vụ có sự hiện diện của cả bốn nhân tố thuộc mơ hình kim cương. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất trong việc áp dụng thành cơng mơ hình kim cương là rất khó để một ngành có được cả bốn thuộc tính của mơ hình cùng một lúc.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ cấu thương mại hàng hóa việt nam – hàn quốc giai đoạn 2001 2016 những vấn đề đặt ra và giải pháp (Trang 57 - 58)