7. Cấu trúc của luận án
2.1.1. Thương mại hàng hóa, thương mại liên ngành và thương mại nội ngành
ngành
- Thương mại hàng hóa:
Thương mại là phạm trù kinh tế, ra đời và tồn tại gắn liền với sự ra đời và tồn tại của nền kinh tế hàng hóa. Theo nghĩa rộng, thương mại gồm các hoạt động kinh doanh của các cá nhân trên thị trường với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận. Theo nghĩa hẹp, thương mại là q trình mua bán, trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ trên thị trường, là q trình phân phối, lưu thơng hàng hóa và dịch vụ [20], [108].
Về mặt lịch sử, thương mại phát triển từ hình thái trao đổi trực tiếp hàng đổi hàng thông qua các kim loại quý như vàng, sau đó chuyển sang sử dụng tiền tệ và phiếu séc như phương tiện thanh toán trung gian, tách biệt giữa người mua và người bán. Hiện nay, thương mại điện tử (một hình thức của thương mại) đóng vai trị trung gian quan trọng trong thúc đẩy các hoạt động mua bán, thanh toán ở các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ và Nhật Bản. Đối với các quốc gia đang phát triển, các hình thức thương mại truyền thống vẫn cịn tương đối phổ biến.
Như vậy, thương mại hàng hóa được hiểu là thương mại trong lĩnh vực hàng hóa, cùng với thương mại dịch vụ cấu thành thương mại nói chung và bao gồm tồn bộ các hoạt động mua, bán hoặc phân phối hàng hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người và tồn tại dưới hình thức hữu hình, khác với thương mại dịch vụ tồn tại dưới hình thức vơ hình [20], [108].
Thương mại hàng hóa có thể được phân loại thành thương mại liên ngành và thương mại nội ngành, trong đó thương mại nội ngành tiếp tục được phân chia thành thương mại nội ngành dọc và thương mại nội ngành ngang.
+ Thương mại liên ngành (Inter-industry trade): được hiểu là các hoạt động thương mại diễn ra giữa các ngành, nhóm hàng khác nhau. Thí dụ, Indonesia xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp sang Nhật Bản, đồng thời nhập khẩu lại từ Nhật Bản ơ tơ, máy móc, thiết bị sản xuất. Ví dụ khác, Indonesia xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ các sản phẩm may mặc, đồng thời nhập khẩu từ Hoa Kỳ hàng hóa dược phẩm, thiết bị y tế.
Thương mại liên ngành là hình thức thương mại truyền thống, hình thành bởi sự khác biệt giữa các nước về lợi thế tuyệt đối và tương đối, cho phép mỗi nước thu được lợi ích nếu chun mơn hóa sản xuất vào lĩnh vực khác biệt sau đó tiến hành trao đổi, bn bán với nhau [108].
+ Thương mại nội ngành (Intra-industry trade): thương mại nội ngành dùng để chỉ loại hình thương mại mà một quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu các nhóm hàng, ngành hàng giống nhau [58].
Thương mại nội ngành ngày càng đóng vai trị quan trọng đối với các hoạt động thương mại quốc tế khi một khối lượng lớn hàng hóa và dịch vụ giống nhau, đặc biệt sản phẩm ơ tơ, máy tính, điện tử, đồng thời được nhập khẩu và xuất khẩu giữa các quốc gia [108]. Ví dụ, Malaysia xuất khẩu các sản phẩm điện tử sang thị trường Thái Lan nhưng đồng thời nhập khẩu các sản phẩm này từ Thái Lan; hay Nhật Bản xuất khẩu các sản phẩm xe ơ tơ gia đình sang thị trường Đức nhưng cũng nhập khẩu từ Đức các sản phẩm xe ô tô thể thao.
Thương mại nội ngành được phân chia thành thương mại nội ngành ngang (Horizontal Intra-industry trade) và thương mại nội ngành dọc (Vertical Intra- Industry Trade). Thương mại nội ngành ngang chỉ các hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa trong cùng một ngành, có cùng giai đoạn xử lý và gia công [86]. Những sản phẩm này được sản xuất bởi các công nghệ tương tự, đồng thời cung cấp các chức năng thay thế như nhau. Thí dụ, các sản phẩm
điện thoại sản xuất với công nghệ tương tự từ các công ty Nhật Bản và Hàn Quốc, có các chức năng giống nhau và chỉ khác về hình dạng, màu sắc, hay thiết kế để thỏa mãn các nhóm khách hàng khác biệt nhau. Ngược lại, thương mại nội ngành dọc cũng là thương mại với các sản phẩm trong cùng một ngành nhưng khác nhau về các giai đoạn, quy trình sản xuất. Thương mại nội ngành dọc thường có sự liên hệ chặt chẽ với q trình phân rã hoạt động sản xuất quốc tế thành các giai đoạn gia công, chế biến khác nhau tại các khu vực địa lý khác nhau, dựa trên lợi thế về điều kiện của từng vùng như nguồn tài nguyên thiên nhiên, chi phí lao động, hay dung lượng thị trường nội địa [86]. Ví dụ, Philipines nhập khẩu linh phụ kiện của điện thoại từ Hàn Quốc để lắp ráp, hoàn thiện các sản phẩm điện thoại, sau đó xuất khẩu ngược lại Hàn Quốc và các quốc gia khác.