Tính bền vững của cơ cấu xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ cấu thương mại hàng hóa việt nam – hàn quốc giai đoạn 2001 2016 những vấn đề đặt ra và giải pháp (Trang 61 - 62)

7. Cấu trúc của luận án

2.3.4. Tính bền vững của cơ cấu xuất nhập khẩu

Các sản phẩm phụ thuộc nhiều vào khai thác nguồn lực tự nhiên như dầu mỏ, đất đai thường có tính ổn định, bền vững thấp do dễ bị tổn thương bởi những biến động, cú sốc xảy ra trên thị trường quốc tế cũng như diễn biến bất lợi của thời tiết, thiên tai ảnh hưởng đến nguồn cung sản phẩm. Ngược lại, hàng hóa chế tạo cơng nghiệp nhìn chung có sự ổn định về giá cao hơn và mức độ bị tác động bởi thời tiết bất lợi, hay các cú sốc kinh tế, chính trị trên thị trường quốc tế là ít hơn.

Tính bền vững của cơ cấu xuất nhập khẩu mỗi quốc gia còn thể hiện ở các tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh cao hay thấp. Xuất khẩu của các quốc gia đang phát triển có thu nhập thấp thường phải dựa vào khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên như than đá, dầu mỏ. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi năng lực sản xuất của các doanh nghiệp nội địa của những nước này vẫn còn yếu kém. Tuy nhiên, nếu cơ cấu xuất khẩu không được cải thiện theo thời gian, tức tăng tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm thâm dụng công nghệ, vốn-tri

thức, thân thiện mơi trường thì những tác động đến mơi trường và sức khỏe con người ngày càng trầm trọng. Thêm vào đó, hiệu quả thu được từ xuất khẩu các nhóm hàng dựa vào sử dụng tài nguyên thiên nhiên sẽ khơng cịn cao như lúc đầu và quốc gia dễ mắc phải ‘căn bệnh Hà Lan’ khi càng xuất khẩu nhiều tăng trưởng lại càng thấp, đồng thời tác động lan tỏa về công nghệ tới khu vực sản xuất nội địa là rất hạn chế.

Ngồi ra, tính bền vững của cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa của một quốc gia cịn thể hiện ở khía cạnh cơ cấu xuất nhập khẩu phụ thuộc như thế nào vào khu vực FDI. Nếu mức độ phụ thuộc là lớn, lại trong một thời gian dài, tính bền vững của cơ cấu xuất nhập khẩu của nước đó sẽ chịu nhiều rủi ro đến từ những thay đổi trong kết quả và chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp FDI cũng như những biến động của môi trường đầu tư kinh doanh quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ cấu thương mại hàng hóa việt nam – hàn quốc giai đoạn 2001 2016 những vấn đề đặt ra và giải pháp (Trang 61 - 62)