Hàm lượng công nghệ, đóng góp của yếu tố sản xuất và mức độ phức tạp của sản phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ cấu thương mại hàng hóa việt nam – hàn quốc giai đoạn 2001 2016 những vấn đề đặt ra và giải pháp (Trang 96 - 106)

6114 Da thuộc bò và da ngựa 2,72 7284 Máy móc cơng nghiệp chun

4.2.3. Hàm lượng công nghệ, đóng góp của yếu tố sản xuất và mức độ phức tạp của sản phẩm

tạp của sản phẩm

4.2.3.1. Về hàm lượng công nghệ

Sử dụng phương pháp phân loại của Lall (2000) [79], Bảng 4.12 và Bảng 4.13 trình bày các kết quả nghiên cứu về thương mại Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 2001 - 2016 phân theo hàm lượng cơng nghệ.

Kết quả trình bày trong Bảng 4.12 chỉ ra, giai đoạn 2001 - 2016 cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc đã có những thay đổi đáng kể theo hướng giảm tỷ trọng các mặt hàng sơ cấp, hàng nguyên vật liệu thô và tăng tỷ phần các mặt hàng công nghiệp chế biến, chế tạo. Đặc biệt, tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm cơng nghệ cao và trung bình đã tăng mạnh, từ khoảng 16% năm 2001 lên tỷ lệ 48% năm 2016, phần lớn đến từ tăng trưởng xuất

khẩu nhóm hàng cơ khí, kỹ thuật và điện, điện tử. Tuy vậy, tỷ trọng xuất khẩu nhóm hàng sử dụng cơng nghệ thấp, tài nguyên và nguyên vật liệu thô đến Hàn Quốc dù giảm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ lớn, khoảng 50% vào năm 2016.

Bảng 4.12: Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc theo hàm lượng công nghệ (đơn vị: %)

2001 2005 2010 2015 2016 Hàng sơ cấp 39,32 37,63 40,59 12,37 9,29 Hàng sơ cấp 39,32 37,63 40,59 12,37 9,29 Hàng chế tạo dựa vào tài nguyên 10,50 10,40 7,65 7,48 6,45

Nông nghiệp 8,57 7,41 5,26 4,75 4,17 Sản phẩm khác 1,93 2,99 2,39 2,73 2,28 Hàng sử dụng công nghệ thấp 33,82 38,35 38,25 40,50 36,00 Dệt may và giày dép 23,54 27,63 30,31 34,59 30,38 Sản phẩm khác 10,28 10,72 7,94 5,91 5,62 Hàng sử dụng cơng nghệ trung bình 4,26 5,07 5,74 12,01 14,04

Phương tiện vận tải 0,04 0,10 0,40 0,65 0,57 Các sản phẩm đã được gia công, xử lý 2,23 2,77 1,77 2,45 1,97 Các sản phẩm cơ khí, kỹ thuật 1,99 2,20 3,57 8,91 11,50

Hàng sử dụng công nghệ cao 12,09 8,51 7,76 27,62 34,22

Điện và điện tử 11,79 8,29 7,67 25,72 32,74

Sản phẩm khác 0,30 0,22 0,09 1,90 1,48

Hàng không được phân loại 0,01 0,03 0,01 0,01 0,01

Tổng 100 100 100 100 100

Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa trên dữ liệu của UNCTAD.

Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa trên dữ liệu của UNCTAD.

Hình 4.3: Xuất khẩu của một số quốc gia trong khu vực đến Hàn Quốc phân theo hàm lượng công nghệ

0%20% 20% 40% 60% 80% 100% 120% 2001 2016 2001 2016 2001 2016 2001 2016 2001 2016 2001 2016 Trung Quốc

Indonesia Malaysia Philippines Thái Lan Việt Nam

Hàng công nghiệp sử dụng công nghệ cao Hàng công nghiệp sử dụng công nghệ trung bình Hàng cơng nghiệp sử dụng cơng nghệ thấp Hàng cơng nghiệp dựa vào tài nguyên

So sánh với xuất khẩu của các quốc gia khác đến thị trường Hàn Quốc, Hình 4.3 cho thấy, tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao của Việt Nam thấp hơn Philippines, Malaysia và Trung Quốc, tương đương Thái Lan và cao hơn nhiều Indonesia. Cũng cần nhấn mạnh rằng, trong khi đóng góp của nhóm hàng cơng nghệ cao vào xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc có xu hướng tăng nhanh thì tỷ phần của nhóm hàng này trên tổng xuất khẩu của nhiều nền kinh tế ASEAN chủ chốt khác lại có chiều hướng giảm mạnh theo thời gian. Tuy nhiên, cũng như Việt Nam, tỷ lệ xuất khẩu nhóm hàng cơng nghệ thấp, dựa vào tài nguyên và hàng sơ cấp tới Hàn Quốc của nhiều quốc gia Đông Nam Á vẫn cao.

Bảng 4.13: Nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc theo hàm lượng công nghệ (đơn vị: %)

2001 2005 2010 2015 2016

Hàng sơ cấp 2,80 3,90 4,45 4,45 3,99

Hàng công nghiệp dựa vào tài nguyên 10,89 15,81 13,71 4,53 6,42

Nông nghiệp 3,12 2,55 2,88 1,80 1,74 Sản phẩm khác 7,77 13,26 10,83 2,73 4,68 Hàng sử dụng công nghệ thấp 33,32 31,66 29,49 15,54 13,66 Dệt may và giày dép 24,75 23,24 14,58 8,41 7,63 Sản phẩm khác 8,57 8,42 14,91 7,13 6,03 Hàng sử dụng cơng nghệ trung bình 45,58 36,95 37,60 35,89 31,93

Phương tiện vận tải 15,08 8,81 8,84 5,14 4,03 Các sản phẩm đã được gia công, xử lý 18,31 17,29 16,81 11,74 10,33

Các sản phẩm cơ khí, kỹ thuật 12,19 10,85 11,95 19,01 17,57

Hàng sử dụng công nghệ cao 7,06 11,01 14,02 39,45 43,87

Điện và điện tử 4,66 9,26 12,14 37,16 40,47

Sản phẩm khác 2,40 1,75 1,88 2,29 3,40

Hàng không được phân loại 0,34 0,69 0,74 0,15 0,14

Tổng 100 100 100 100 100

Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa trên dữ liệu của UNCTAD.

Về nhập khẩu, Bảng 4.13 cho thấy, năm 2001 khoảng 46% giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc là hàng sơ cấp, hàng chế tạo dựa vào tài ngun và sử dụng cơng nghệ thấp thì đến năm 2016, tỷ phần tương ứng của các nhóm hàng này chỉ còn 24%. Ngược lại, đóng góp của nhóm hàng sử

dụng cơng nghệ cao, đặc biệt sản phẩm điện, điện tử vào xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam đã tăng mạnh, lên 44% năm 2016. Dù vẫn đóng vai trị đáng kể, tỷ phần xuất khẩu nhóm hàng sử dụng cơng nghệ trung bình, nhất là phương tiện vận tải và các mặt hàng gia công, xử lý của Hàn Quốc tới Việt Nam đã giảm mạnh theo thời gian.

Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa trên dữ liệu của UNCTAD.

Hình 4.4: Nhập khẩu từ Hàn Quốc của một số quốc gia trong khu vực phân theo hàm lượng công nghệ năm 2001 và 2016

So sánh với một số quốc gia khu vực khác, nhập khẩu các sản phẩm công nghệ cao từ Hàn Quốc của Việt Nam chỉ thấp hơn của Trung Quốc (59%), trong khi cao hơn nhiều Indonesia (10%), Malaysia (28%), Thái Lan (19%) hay Philippines (38%). Điểm đáng chú ý nữa là, trong khi tỷ phần xuất khẩu sản phẩm thâm dụng công nghệ cao đến Việt Nam và Trung Quốc vào năm 2016 tăng mạnh so với năm 2001 thì cùng thời gian, đóng góp nhóm sản phẩm công nghệ cao vào tổng xuất khẩu của Hàn Quốc đến Malaysia, Philippines và Thái Lan có xu hướng giảm mạnh (xem Hình 4.4). Thực tế trên khẳng định những thay đổi đáng khích lệ về chất lượng cơ cấu thương mại hàng hóa giữa Việt Nam – Hàn Quốc trong tương quan so sánh với thương

0%20% 20% 40% 60% 80% 100% 120% 2001 2016 2001 2016 2001 2016 2001 2016 2001 2016 2001 2016 Trung Quốc

Indonesia Malaysia Philippines Thái Lan Việt Nam

Hàng công nghiệp sử dụng công nghệ cao Hàng công nghiệp sử dụng cơng nghệ trung bình Hàng cơng nghiệp sử dụng công nghệ thấp Hàng công nghiệp dựa vào tài nguyên

mại giữa Hàn Quốc với các quốc gia khác của khu vực Đông Á. Kết quả trên càng trở lên ấn tượng hơn bởi thu nhập bình quân đầu người, trình độ phát triển khoa kỹ thuật của Việt Nam còn thua kém nhiều quốc gia của khu vực. 4.2.3.2. Về đóng góp của các nhân tố

Sử dụng phương pháp phân loại của Hinloopen và Marrewijk (2008) [71], Bảng 4.14 và Bảng 4.15 trình bày kết quả nghiên cứu về thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc xét theo đóng góp của các yếu tố sản xuất.

Về xuất khẩu, có sự biến động lớn về tỷ trọng các nhóm hàng thâm dụng các yếu tố sản xuất trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc giai đoạn 2001 - 2016.

Bảng 4.14: Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc theo đóng góp của các yếu tố (đơn vị: %)

2001 2005 2010 2015 2016

Sản phẩm thô 46,85 44,97 44,52 16,01 12,11

Sản phẩm thâm dụng tài nguyên 4,94 2,37 2,89 3,45 3,16 Sản phẩm thâm dụng lao động phổ

thông 31,05 36,39 33,99 38,06 33,68

Sản phẩm thâm dụng công nghệ 15,15 12,15 12,97 35,23 40,12 Sản phẩm thâm dụng vốn-trí tuệ 2,01 4,11 5,63 7,25 10,92 Sản phẩm không phân loại 0,00 0,00 0,00 0,00 0,01

Tổng 100 100 100 100 100

Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa trên dữ liệu của UN Comtrade.

Cụ thể, vào năm 2001, xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc nặng nề vào nhóm sản phẩm thơ và lao động phổ thơng. Tổng tỷ phần xuất khẩu của hai nhóm này lên tới gần 80%. Theo sau là nhóm sản phẩm thâm dụng yếu tố công nghệ, với tỷ trọng 15%. Trong khi đó, đóng góp của nhóm sản phẩm thâm dụng vốn-trí tuệ gần như khơng đáng kể. Tuy thế, kể từ 2010 trở đi, một mặt, Việt Nam đã giảm mạnh sự phụ thuộc vào xuất khẩu nhóm sản phẩm thô, lần lượt xuống mức 16% và 12% các năm 2015 và 2016, mặt khác, gia tăng đóng góp của nhóm sản phẩm thâm dụng yếu tố cơng nghệ, lên tới 35% năm 2015 và 40% năm 2016. Tương tự, giai đoạn 2001 - 2016, thị phần của

nhóm sản phẩm thâm dụng yếu tố vốn-trí tuệ đã tăng khoảng 5 lần, lên gần 11%. Dẫu vậy, Việt Nam vẫn phụ thuộc đáng kể vào nhóm sản phẩm thâm dụng lao động phổ thông, chiếm 1/3 tổng xuất khẩu đến thị trường Hàn Quốc năm 2016 (xem Bảng 4.14).

Giai đoạn 2001 - 2016 cũng diễn ra những biến đổi đáng chú ý về cơ cấu nhập khẩu từ Hàn Quốc của Việt Nam theo đóng góp của các yếu tố sản xuất. Vào năm 2001, đóng góp của nhóm hàng thâm dụng lao động phổ thơng, cơng nghệ và vốn-trí tuệ trên tổng nhập khẩu từ Hàn Quốc khơng có sự chênh lệch quá lớn. Tuy nhiên, qua 15 năm, trong khi tỷ phần nhập khẩu nhóm sản phẩm thâm dụng yếu tố cơng nghệ đã tăng hơn hai lần, lên tới 68% năm 2016, thì cùng thời kỳ này, thị phần nhập khẩu nhóm hàng thâm dụng yếu tố lao động phổ thơng và vốn-trí tuệ giảm mạnh, lần lượt chỉ cịn 9% và 12%. Ngồi ra, đóng góp của nhóm sản phẩm thơ và hàng thâm dụng tài nguyên vào nhập khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc có chiều hướng đi xuống, với tỷ trọng mỗi loại trên dưới 5% năm 2016 (xem Bảng 4.15).

Bảng 4.15: Việt Nam nhập khẩu từ Hàn Quốc theo đóng góp của các yếu tố sản xuất (đơn vị: %)

2001 2005 2010 2015 2016

Sản phẩm thô 7,98 13,69 12,47 3,53 5,54

Sản phẩm thâm dụng tài nguyên 9,35 8,56 5,46 4,89 4,39 Sản phẩm thâm dụng lao động phổ thông 24,36 23,32 15,81 10,08 9,09 Sản phẩm thâm dụng công nghệ 31,11 32,92 37,80 65,63 68,25 Sản phẩm thâm dụng vốn-trí tuệ 27,18 21,24 27,96 15,85 12,57 Sản phẩm không loại 0,05 0,23 0,53 0,05 0,06 Tổng 100 100 100 100 100

Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa trên dữ liệu của UN Comtrade.

So sánh với một số quốc gia khác, vào năm 2001, Việt Nam và Indonesia là hai quốc gia phụ thuộc nhiều nhất vào xuất khẩu các sản phẩm thô sang thị trường Hàn Quốc. Ở mức độ thấp hơn là Malaysia và Thái Lan, trong khi đó, thị phần nhóm hàng này trên tổng xuất khẩu của Trung Quốc và Philippines thấp hơn nhiều. Bên cạnh đó, đóng góp của nhóm hàng thâm dụng cơng nghệ

và vốn-trí tuệ đối với xuất khẩu của Indonesia và Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc cũng là khiêm tốn nhất. Tuy thế, đến năm 2016, trong khi cơ cấu xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc của Việt Nam và Trung Quốc đã có sự cải thiện đáng kể theo hướng tăng mạnh đóng góp của nhóm hàng thâm dụng cơng nghệ thì tỷ trọng nhóm hàng này trên tổng xuất khẩu gần như không thay đổi với trường hợp Indonesia và Thái Lan, giảm mạnh với trường hợp Malaysia và Philippines (xem Bảng 4.16).

Bảng 4.16: Xuất khẩu của một số quốc gia trong khu vực sang Hàn Quốc theo đóng góp của các nhân tố (đơn vị: %)

Trung Quốc Indonesia Malaysia Philippines Thái Lan Việt Nam

2001 2016 2001 2016 2001 2016 2001 2016 2001 2016 2001 2016 Sản phẩm thô 23,84 5,65 79,34 63,69 36,05 39,89 14,34 29,02 31,54 24,06 46,85 12,11 Sản phẩm thâm dụng tài nguyên 8,61 4,29 5,66 5,90 5,27 8,49 5,76 11,29 2,53 4,83 4,94 3,16 Sản phẩm thâm dụng lao động phổ thông 20,58 14,32 5,80 13,73 1,78 2,99 1,33 4,85 9,46 7,43 31,05 33,68 Sản phẩm thâm dụng công nghệ 38,64 58,03 5,73 9,74 53,17 45,96 77,55 52,38 51,26 50,95 15,15 40,12 Sản phẩm thâm dụng vốn-trí tuệ 8,33 17,65 3,42 6,94 3,73 2,67 0,60 2,43 5,21 12,69 2,01 10,92 Sản phẩm không phân loại 0,00 0,05 0,06 0,00 0,00 0,00 0,42 0,04 0,01 0,04 0,00 0,01 Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100

Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa trên dữ liệu của UN Comtrade.

Trong khi đó, cơ cấu nhập khẩu từ Hàn Quốc của Việt Nam và các nước khác tập trung chủ yếu vào nhóm hàng thâm dụng cơng nghệ và vốn-trí tuệ, nhưng vẫn có sự khác biệt giữa các nước trong năm 2001 và 2016. Cụ thể, so với năm 2001, tỷ phần nhập khẩu nhóm hàng thâm dụng cơng nghệ và vốn-trí tuệ từ Hàn Quốc của Việt Nam và Trung Quốc đã tăng mạnh vào năm 2016, trong khi hầu như vẫn giữ nguyên đối với thị trường Indonesia, Philippines và Thái Lan. Với Malaysia, dù vẫn đóng vai trị quan trọng nhất, nhưng tỷ phần của hai nhóm hàng này trên tổng nhập khẩu từ Hàn Quốc đã giảm đáng kể, xuống cịn 61% năm 2016. Trong khi đó, là một nước ít tài ngun khống sản nên khá dễ hiểu khi thị phần xuất khẩu nhóm sản phẩm thơ và sản phẩm

thâm dụng tài nguyên của Hàn Quốc tới Việt Nam và các quốc gia khác trong khu vực là rất thấp (xem Bảng 4.17).

Bảng 4.17: Nhập khẩu từ Hàn Quốc của một số quốc gia trong khu vực theo đóng góp của các nhân tố (đơn vị: %)

Trung Quốc Indonesia Malaysia Philippines Thái Lan Việt Nam

2001 2016 2001 2016 2001 2016 2001 2016 2001 2016 2001 2016 Sản phẩm thô 12,32 5,88 13,36 18,13 2,02 15,78 9,58 14,3 3,59 10,21 7,98 5,54 Sản phẩm thâm dụng tài nguyên 7,19 1,86 6,15 6,79 3,11 5,51 3,52 4,7 4,82 8,89 9,35 4,39 Sản phẩm thâm dụng lao động phổ thông 13,34 2,37 24,94 20,79 4,22 17,08 9,25 4,05 11,71 3,27 24,36 9,09 Sản phẩm thâm dụng công nghệ 52,93 76,69 41,34 35,65 74,39 46,35 65,02 56,23 62,04 47,16 31,11 68,25 Sản phẩm thâm dụng vốn-trí tuệ 14,13 13,15 14,2 18,62 15,84 15,24 12,44 19,67 15,96 30,31 27,18 12,57 Sản phẩm không phân loại 0,09 0,05 0,02 0,03 0,42 0,05 0,2 1,04 1,87 0,16 0,05 0,06 Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100

Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa trên dữ liệu của UN Comtrade. 4.2.3.3. Về độ phức tạp của sản phẩm

Sử dụng hệ thống WITS của Ngân hàng thế giới, Bảng 4.18 dưới đây minh họa những thay đổi về mức độ phức tạp (EXPY) của sản phẩm xuất khẩu, trong tương quan so sánh với thu nhập bình quân đầu người giữa Việt Nam và Hàn Quốc giai đoạn 2001 - 2016.

Có thể thấy, độ phức tạp trong các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc được cải thiện đáng khích lệ, tăng từ 9,57 lên 9,88 giai đoạn 2001 - 2016. Trong đó, chỉ số EXPY tăng nhanh kể từ năm 2007 trở đi, tiếp tục khẳng định những ảnh hưởng tích cực từ sự hội nhập sâu rộng hơn của Việt Nam vào kinh tế khu vực và tồn cầu thơng qua các FTA khu vực và song phương. Dù vậy, mức độ phức tạp trong các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc là thấp hơn nhiều của Hàn Quốc tới Việt Nam. Cụ thể, chỉ số EXPY đối với sản phẩm xuất khẩu của Hàn Quốc là 9,84 năm 2001, tăng lên 10,11 năm 2016, lần lượt cao hơn 0,27 và 0,23 của Việt Nam trong cùng thời gian này.

Khi xem xét chỉ số EXPY với thu nhập bình quân đầu người, các kết quả nghiên cứu tiếp tục chỉ ra sự ra khác biệt giữa hàng hóa xuất khẩu của hai nước. Trong giai đoạn 2001 - 2016, chỉ số EXPY trong xuất khẩu của Việt Nam luôn cao hơn kỳ vọng so với mức thu nhập bình quân đầu người, dù khoảng cách này có xu hướng được rút ngắn lại. Ngược lại, cùng thời gian này, chỉ số EXPY của Hàn Quốc luôn thấp hơn kỳ vọng trong tương quan so sánh với thu nhập bình quân đầu người của nước này. Các kết quả trên hàm ý rằng, trong tương lai để duy trì tăng trưởng xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc, Việt Nam cần tiếp tục đa dạng hóa danh mục sản phẩm xuất khẩu; trong khi đó, Hàn Quốc vẫn có thể gia tăng xuất khẩu tới Việt Nam thơng qua khai thác danh mục sản phẩm hiện có.

Bảng 4.18: Chỉ số EXPY trong xuất khẩu giữa Việt Nam và Hàn Quốc

Năm

Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc Hàn Quốc xuất khẩu sang Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ cấu thương mại hàng hóa việt nam – hàn quốc giai đoạn 2001 2016 những vấn đề đặt ra và giải pháp (Trang 96 - 106)