Hiệu quả khai thác lợi thế so sánh, khai thác các nguồn lực quốc gia và mức độ đáp ứng nhu cầu nhập khẩu đầu vào cho sản xuất, tiêu dùng

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ cấu thương mại hàng hóa việt nam – hàn quốc giai đoạn 2001 2016 những vấn đề đặt ra và giải pháp (Trang 59 - 60)

7. Cấu trúc của luận án

2.3.1. Hiệu quả khai thác lợi thế so sánh, khai thác các nguồn lực quốc gia và mức độ đáp ứng nhu cầu nhập khẩu đầu vào cho sản xuất, tiêu dùng

chất lượng, khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu; (iii) giá trị gia tăng hàng xuất khẩu và mức độ tham gia của quốc gia vào mạng lưới sản xuất khu vực và quốc tế; và (iv) tính bền vững của cơ cấu xuất nhập khẩu.

2.3.1. Hiệu quả khai thác lợi thế so sánh, khai thác các nguồn lực quốc gia và mức độ đáp ứng nhu cầu nhập khẩu đầu vào cho sản xuất, tiêu dùng và mức độ đáp ứng nhu cầu nhập khẩu đầu vào cho sản xuất, tiêu dùng

Khả năng sử dụng các nguồn lực quốc gia thể hiện qua mức độ tận dụng lợi thế về vị trí, điều kiện tự nhiên, lực lượng lao động để gia tăng xuất khẩu cũng như tận dụng hiệu quả lợi thế kinh tế nhờ quy mô. Cơ cấu xuất khẩu hiệu quả còn thể hiện ở việc hàng hóa xuất khẩu của quốc gia sang thị trường đối tác cụ thể cũng là những sản phẩm mà quốc gia có lợi thế so sánh tương đối trên thị trường quốc tế [108].

Khai thác hiệu quả lợi thế so sánh, các nguồn lực quốc gia còn thể hiện qua khả năng tận dụng các lợi thế từ tham gia các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương để cải thiện cơ cấu thương mại hàng hóa với một thị trường cụ thể. Trong luận án này, đó chính là mức độ tận dụng các ưu đãi của Việt Nam từ các thỏa thuận thương mại tự do có sự tham gia của Việt Nam và Hàn Quốc như AKFTA, VKFTA để cải thiện quan hệ, cơ cấu thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc.

Bên cạnh đó, cơ cấu nhập khẩu hàng hóa hiệu quả đối với các nước đang phát triển từ một thị trường cụ thể là cơ cấu bao gồm chủ yếu hàng hóa đầu vào, máy móc thiết bị nguồn có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao phục vụ cho đổi mới hoạt động sản xuất và xuất khẩu cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa. Ngược lại, nếu cơ cấu nhập khẩu của quốc gia chủ yếu là các sản phẩm tiêu dùng, nhất là hàng hóa khơng khuyến khích nhập khẩu như rượu, bia hay mỹ phẩm thì tác động đến cải thiện năng lực sản xuất của doanh nghiệp là hạn chế, đồng thời tạo ra sự phân hóa giữa

các tầng lớp trong xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến ổn định kinh tế, chính trị và xã hội quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ cấu thương mại hàng hóa việt nam – hàn quốc giai đoạn 2001 2016 những vấn đề đặt ra và giải pháp (Trang 59 - 60)