Các nghiên cứu ở trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ cấu thương mại hàng hóa việt nam – hàn quốc giai đoạn 2001 2016 những vấn đề đặt ra và giải pháp (Trang 30 - 33)

7. Cấu trúc của luận án

1.2.1. Các nghiên cứu ở trong nước

Nhiều cơng trình nghiên cứu ở trong nước phân tích thương mại như là một phần cấu thành quan trọng tổng thể quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và

Hàn Quốc. Các cơng trình tiêu biểu bao gồm: “Nhìn lại quan hệ kinh tế Việt- Hàn” của Hồng Văn Hiển, Ngơ Văn Phúc (2002); “Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc: Thành tựu và thách thức” của Phạm Minh Sơn (2003); “Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc trong bối cảnh quốc tế mới” của Ngơ Xn Bình (2013); “Hàn Quốc với khu vực Đông Á sau chiến tranh lạnh và quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc” của Nguyễn Hoàng Giáp (2009); “Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc từ năm 1992 đến nay và triển vọng phát triển đến năm 2020” của Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Thị Quế và Nguyễn Văn Dương (2011); “Quan hệ Việt - Hàn: Thành tựu và vấn đề trong hợp tác phát triển quốc tế và hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc” của Park Noh Wan (2011); “Việt Nam - Hàn Quốc: một phần tư thế kỷ chia sẻ cùng phát triển” của Lee Han Woo và Bùi Thế Cường (2015); “Sự can dự của các nước Đông Bắc Á vào Tiểu vùng sông Mê Kông” của Nguyễn Thị Thắm (2015).

Điểm chung của những cơng trình nghiên cứu trên là các tác giả sử dụng chủ yếu cách tiếp cận mang tính định tính, tức là sử dụng các phương pháp thống kê mơ tả để phân tích quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc trên nhiều lĩnh vực, bao gồm thương mại. Các dữ liệu nghiên cứu chủ yếu lấy từ Tổng cục thống kê của Việt Nam mà chưa có nhiều nghiên cứu dựa vào các nguồn dữ liệu được quốc tế sử dụng rộng rãi như UN Comtrade, UNCTAD, OECD, hay Ngân hàng Thế giới.

Tương tự, các nghiên cứu “Hợp tác kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc trong bối cảnh hội nhập Đông Á” của Đỗ Hồi Nam, Ngơ Xn Bình và Sung-Yeal Koo (2005); “Triển vọng và giải pháp phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Hàn Quốc trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” của Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới (2005); “Vốn hỗ trợ phát triển chính thức của Hàn Quốc tới các nước CLMV” của Trương Quang Hoàn (2012); “Hội nhập kinh tế Đơng Á nhìn từ góc độ mạng lưới sản xuất khu vực và hàm ý đối với Việt Nam” của Bùi Thái Quyên (2014) cũng chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính hỗ trợ cho phân tích, đánh giá về quan hệ hợp tác kinh tế,

thương mại và đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc. Trong khi đó, các phương pháp định lượng thực chứng ít được sử dụng để phân tích chuyên sâu cơ cấu thương mại Việt Nam – Hàn Quốc.

Chuyên san đặc biệt kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hàn Quốc của Tạp chí Nghiên cứu Đơng Bắc Á tháng 11/2017 có nhiều bài viết đáng chú ý về quan hệ hợp tác Việt - Hàn, đặt trong xu hướng hợp tác khu vực, trên nhiều lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế, hợp tác an ninh - quốc phịng, văn hóa và lịch sử. Cụ thể, bài viết “Suy nghĩ về 25 năm quan hệ Hàn Quốc và Việt Nam” của Lee Hyuk, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Đại Hàn Dân Quốc tại Việt Nam điểm lại những kết quả, mốc son đáng chú ý trong quan hệ giữa hai quốc gia. Tác giả nhận định, Việt Nam đang thay đổi bản đồ đầu tư nước ngoài và thương mại của Hàn Quốc và hai quốc gia đã trở thành những đối tác không thể thiếu của nhau, đồng thời kỳ vọng mối quan hệ này sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ thời gian tới.

Bài viết “Quan hệ Hàn Quốc-Trung Quốc: Thực trạng, triển vọng và tác động tới Việt Nam” của Trần Quang Minh và Trần Ngọc Nhật (2017) đánh giá quan hệ Việt - Hàn dưới ảnh hưởng, tác động của quan hệ Hàn - Trung. Theo đó, các tác giả cho rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc và nhận thức được sự phụ thuộc lớn của Hàn Quốc vào kinh tế Trung Quốc, Hàn Quốc đang và tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược chính sách Trung Quốc + 1, vì thế sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển quan hệ hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, đầu tư.

Tương tự, bài viết “Chiến lược đối ngoại và vị trí của Việt Nam và Hàn Quốc trong quan hệ hợp tác giữa hai nước” của Võ Hải Thanh (2017) chỉ ra nhiều điểm tương đồng trong chiến lược đối ngoại giữa hai nước, đó là đều thúc đẩy mở cửa hợp tác kinh tế với bên ngồi. Trong đó, Việt Nam và Hàn Quốc đều coi nhau là những đối tác kinh tế quan trọng hiện nay và lâu dài.

Tham luận của Trần Quang Minh (2018) nhan đề “Tăng cường quan hệ gắn kết Việt Nam - Hàn Quốc trong bối cảnh mới ở Đông Á” đề xuất nâng

tầm quan hệ chính trị ngoại giao Việt - Hàn lên cao hơn mức “Đối tác Chiến lược”. Tác giả khuyến nghị đưa quan hệ thương mại, đầu tư và hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) giữa Việt Nam và Hàn Quốc đi vào chiều sâu hơn nữa, đồng thời tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước trong lĩnh vực văn hóa và xã hội. Tác giả đánh giá triển vọng quan hệ thương mại và đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc chắc chắn sẽ phát triển hơn nữa bởi các yếu tố: quyết tâm chính trị của lãnh đạo cấp cao hai nước; tiềm năng hợp tác vẫn còn rất lớn; và những cơ hội và thách thức đặt ra trong bối cảnh mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ cấu thương mại hàng hóa việt nam – hàn quốc giai đoạn 2001 2016 những vấn đề đặt ra và giải pháp (Trang 30 - 33)