7. Cấu trúc của luận án
2.2.2. Lý thuyết tương quan các nhân tố
Kế thừa và phát triển lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo, hai nhà kinh tế học người Thụy Điển là Hecksher (1919) [69] và Ohlin (1933) [91] đã đưa ra lý thuyết các nhân tố sản xuất (lý thuyết H-O) để giải thích nguồn gốc của thương mại quốc tế. Lý thuyết H-O dựa trên các giả định như sau: mơ hình gồm 2 quốc gia; 2 sản phẩm; 2 yếu tố sản xuất là lao động và vốn; 2 quốc gia có trình độ kỹ thuật cơng nghệ như nhau; một sản phẩm thâm dụng lao động, sản phẩm còn lại thâm dụng vốn tư bản; lợi thế theo quy mô không đổi [52]. Lý thuyết H-O dự báo một quốc gia sẽ chuyên mơn hóa sản xuất để xuất khẩu sản phẩm thâm dụng yếu tố mà quốc gia đó dư thừa tương đối, đồng thời nhập khẩu trở lại sản phẩm thâm dụng yếu tố mà quốc gia đó khan hiếm tương đối. Lý thuyết H-O cho rằng, thương mại tự do sẽ mang lại lợi ích cho các nước nhưng khác với lý thuyết lợi thế so sánh, lý thuyết H-O lập luận mơ hình thương mại quốc tế được xác định bởi sự khác biệt về mức độ sẵn có của các nhân tố sản xuất hơn là sự khác biệt về năng suất lao động. Nói cách khác, lý thuyết tương quan các nhân tố giúp giải thích cơ cấu thương mại hàng hóa của mỗi quốc gia, dựa trên mức độ khan hiếm, dồi dào của các nhân tố sản xuất.
Lý thuyết H-O cũng có những hạn chế nhất định. Sử dụng lý thuyết H-O, Leontief (1951) [85] dự báo Hoa Kỳ - nước dồi dào tương đối về vốn so với
các nước khác sẽ xuất khẩu những mặt hàng thâm dụng vốn và nhập khẩu những mặt hàng thâm dụng lao động. Tuy nhiên, nghiên cứu thực nghiệm của ông (sau này được gọi là ‘Nghịch lý Leontief’) chỉ ra rằng, hàng hóa xuất khẩu của Hoa Kỳ lại là hàng ít thâm dụng vốn so với hàng hóa nhập khẩu khẩu của nước này. Ngoài ra, lý thuyết H-O khơng giải thích được xu hướng tăng lên của thương mại nội ngành giữa các quốc gia trên thế giới.