Cơ cấu thương mại hàng hóa và cơ cấu thương mại hàng hóa song phương

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ cấu thương mại hàng hóa việt nam – hàn quốc giai đoạn 2001 2016 những vấn đề đặt ra và giải pháp (Trang 49 - 50)

7. Cấu trúc của luận án

2.1.2. Cơ cấu thương mại hàng hóa và cơ cấu thương mại hàng hóa song phương

phương

Cơ cấu thương mại hàng hóa được định nghĩa là: tổng thể các bộ phận giá

trị hàng hóa hợp thành nền thương mại của một quốc gia; các bộ phận đó gắn bó với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và phù hợp với những điều kiện kinh tế và xã hội cụ thể nhất định của quốc gia [20].

Dựa trên khái niệm cơ cấu thương mại hàng hóa, luận án đề xuất khái niệm cơ cấu thương mại hàng hóa song phương. Theo đó, cơ cấu thương mại hàng hóa song phương là tổng thể các bộ phận giá trị hàng hóa hợp thành tổng kim

ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của một quốc gia này với một quốc gia khác, phù hợp với những điều kiện kinh tế và xã hội cụ thể nhất định của hai quốc gia. Ở đây, cơ cấu thương mại hàng hóa song phương chính là cơ cấu thương

mại hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia cụ thể, chứ không phải giữa một nước với một khu vực khác (bao gồm nhiều quốc gia thuộc khu vực đó).

Cơ cấu thương mại là kết quả của quá trình sáng tạo ra của cải vật chất của một nền kinh tế tương ứng với một mức độ và trình độ phát triển của quốc gia

đó khi tham gia vào q trình phân cơng lao động quốc tế và được biểu hiện qua hai thông số là số lượng và chất lượng. Về mặt số lượng, cơ cấu thương mại được thể hiện qua tỷ lệ của mỗi nhóm hàng trên tổng giá trị xuất nhập khẩu [20]. Về mặt chất lượng, cơ cấu thương mại phản ánh nội dung bên trong như hàm lượng tài nguyên, công nghệ và lao động trong sản phẩm xuất khẩu, nhập khẩu.

Thông thường, cơ cấu thương mại được phân chia thành cơ cấu thị trường và cơ cấu mặt hàng. Cụ thể, cơ cấu thị trường được hiểu là sự phân bổ giá trị

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ cấu thương mại hàng hóa việt nam – hàn quốc giai đoạn 2001 2016 những vấn đề đặt ra và giải pháp (Trang 49 - 50)