Tăng cường thu hút FDI, chuyển giao công nghệ, hợp tác công nghiệp Việt Nam Hàn Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ cấu thương mại hàng hóa việt nam – hàn quốc giai đoạn 2001 2016 những vấn đề đặt ra và giải pháp (Trang 157 - 159)

897 Vàng, bạc, trang sức và các vật

5.3.5. Tăng cường thu hút FDI, chuyển giao công nghệ, hợp tác công nghiệp Việt Nam Hàn Quốc

nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc

Trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển thương mại quốc tế của Việt Nam, các doanh nghiệp FDI, đặc biệt các doanh nghiệp tới từ các nền kinh tế Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Đài Loan (Trung Quốc) đóng vai trị khơng nhỏ. Thời gian tới, các nguồn lực bên ngoài được dự báo vẫn là nhân tố quan trọng đối với khu vực ngoại thương của Việt Nam nói chung, đối với thúc đẩy, cải thiện quan hệ thương mại với thị trường Hàn Quốc nói riêng. Vì thế, u cầu đặt ra là cần có chính sách thu hút FDI hợp lý, có chọn lọc, vừa phục vụ cho thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, đồng thời giúp cải thiện năng lực sản xuất hàng hóa của các doanh nghiệp nội địa.

Để làm được việc này, trước tiên Việt Nam cần tiếp tục cải thiện thể chế, mơi trường đầu tư kinh doanh, bởi nó vừa giúp cải thiện năng lực cạnh tranh chung của nền kinh tế và năng lực cạnh tranh riêng của doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc, lại vừa góp phần tăng cường sức hấp dẫn của quốc gia đối với các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ và EU. Những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng trong cải thiện thể chế kinh tế, môi trường đầu tư kinh doanh tuy nhiên, vẫn còn khoảng cách lớn với nhiều quốc gia khác trong khu vực như Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc. Vì vậy, Việt Nam cần tiếp tục giảm thiểu tối đa sự can thiệp vào thị trường, nhất là dưới hình thức mệnh lệnh hành chính cũng như giảm sự hỗ trợ đối với khu vực doanh nghiệp nhà nước, tạo điều kiện bình đẳng để các doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt SMEs tham gia vào các hoạt động sản xuất, đầu tư và trao đổi thương mại với phía Hàn Quốc và các quốc gia khác. Mặt khác, phát triển đầy đủ các thị trường vốn, khoa học công nghệ, tư liệu sản xuất và nguồn nhân lực. Đối với mơi trường đầu tư, Chính phủ cần thực hiện các biện pháp thúc đẩy sự minh bạch của môi trường đầu tư, đặc biệt là cải thiện, bổ sung hệ thống pháp luật về đầu tư, thương mại đối với các doanh nghiệp trong nước và ngồi nước. Tiếp tục

đơn giản hóa thủ tục đầu tư, xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ tới Hàn Quốc; đầu tư vào phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ hậu cần, nhất là các cảng biển nhằm tạo điều kiện tiết giảm chi phí doanh nghiệp, qua đó tăng tính cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu sang Hàn Quốc.

Chính phủ Việt Nam có thể tiếp tục duy trì các khuyến khích, ưu đãi mà hiện đã là rất cao dành cho doanh nghiệp Hàn Quốc tuy nhiên, cần được định hướng vào những lĩnh vực, ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Về ngắn hạn, đó là các ngành dệt may, da giày, điện tử, phương tiện vận tải, máy móc, sau là những lĩnh vực dự báo có tiềm năng mở rộng lớn như các ngành nông nghiệp và công nghiệp công nghệ cao, sản xuất vật liệu mới hay các sản phẩm sáng tạo.

Bên cạnh thu hút có chọn lọc FDI, Việt Nam cần khuyến khích, thậm chí có quy định bắt buộc các doanh nghiệp Hàn Quốc và các quốc gia khác đầu tư vào Việt Nam thực hiện yêu cầu nâng cao tỷ lệ nội địa hóa theo lộ trình cụ thể. Trên thực tế, các quốc gia trong khu vực như Indonesia và Malaysia đã đưa ra nhiều quy định rất chặt chẽ, bắt buộc các doanh nghiệp FDI nâng dần tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm xuất khẩu thơng qua chuyển giao công nghệ, phương pháp quản lý tiên tiến cho doanh nghiệp nội địa. Ngồi ra, nếu khơng tăng tỷ lệ nội địa hóa, sẽ rất khó cho Việt Nam giảm thâm hụt mậu dịch, tiến tới quan hệ thương mại cân bằng hơn với Hàn Quốc trong tương lai. Lý do là bởi, càng mở rộng đầu tư vào Việt Nam và gia tăng xuất khẩu, các doanh nghiệp Hàn Quốc lại càng tăng nhập khẩu tư liệu sản xuất, hàng hóa đầu vào trung gian từ chính thị trường Hàn Quốc, hoặc các quốc gia thứ ba. Do đó, Việt Nam có thể xem xét đưa ra yêu cầu tương tự với doanh nghiệp Hàn Quốc để góp phần cải thiện năng lực sản xuất của các công ty nội địa.

Để tăng tỷ lệ nội địa hóa, việc khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp FDI của Hàn Quốc mở rộng liên kết với các doanh nghiệp nội địa trong sản xuất và thương mại là rất cần thiết, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ như đã đề cập ở trên. Như đã phân tích, bối cảnh quốc tế, khu vực và trong nước thời

gian tới cơ bản là thuận lợi để giúp Việt Nam tranh thủ sự ủng hộ của Hàn Quốc phát triển các ngành công nghiệp nội địa. Và thực tế, hai bên đều nhất trí coi hợp tác cơng nghiệp là lĩnh vực ưu tiên thời gian tới. Vì vậy, Việt Nam cần xây dựng và thực thi chương trình hợp tác cơng nghiệp toàn diện với Hàn Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực mà Việt Nam có nhu cầu phát triển, Hàn Quốc có thế mạnh như các ngành cơng nghiệp cơ khí, cơng nghiệp điện tử, ngun phụ liệu cho ngành dệt may, các ngành công nghiệp vật liệu mới, công nghiệp xanh. Đặc biệt, các cuộc thương lượng, đàm phán giữa Việt Nam với Hàn Quốc nhằm cải thiện sự tham gia của các doanh nghiệp nội địa Việt Nam trong chuỗi sản xuất và cung ứng hàng hóa của doanh nghiệp đa quốc gia Hàn Quốc cần được đẩy mạnh, khơng chỉ bó hẹp trong phạm vi chính phủ mà cịn mở rộng ra cộng đồng doanh nghiệp của hai nước. Cùng với đó, chính phủ cần hướng dẫn cho các địa phương và doanh nghiệp đẩy mạnh triển khai hợp tác cơng nghiệp với Hàn Quốc nói chung với các địa phương của nước này nói riêng, đặc biệt trong bối cảnh Hàn Quốc đang điều chỉnh chiến lược đầu tư ra nước ngoài, giảm sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ cấu thương mại hàng hóa việt nam – hàn quốc giai đoạn 2001 2016 những vấn đề đặt ra và giải pháp (Trang 157 - 159)