Lý thuyết mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ cấu thương mại hàng hóa việt nam – hàn quốc giai đoạn 2001 2016 những vấn đề đặt ra và giải pháp (Trang 56 - 57)

7. Cấu trúc của luận án

2.2.4. Lý thuyết mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu

Một trong những nhánh phát triển đáng chú ý gần đây của các lý thuyết thương mại quốc tế chính là những lý luận về mơ hình mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu, vốn được ra đời, gắn liền với q trình tồn cầu hóa và sự phát triển công nghệ diễn ra mạnh mẽ. Khái niệm mạng lưới sản xuất toàn cầu bao gồm sự tương tác bên trong nội bộ công ty và sự tương tác giữa các hãng bên ngồi cơng ty (có thể cùng quốc gia hoặc khác quốc gia) thực hiện các hoạt động trong chuỗi giá trị cụ thể. Cụ thể, liên kết nội bộ các doanh nghiệp đầu tàu bao gồm các chi nhánh, công ty con, doanh nghiệp liên kết, trong khi mạng lưới sản xuất giữa các hãng bên ngồi cơng ty bao gồm các nhà cung cấp, nhà thầu phụ, kênh phân phối và trung tâm nghiên cứu phát triển của các công ty khác nhau [59], [60].

Dựa trên quan niệm về chuỗi giá trị của Porter (1990) [97], Kaplinsky (2000) [73] đã đưa ra khái niệm chuỗi giá trị toàn cầu. Cụ thể, chuỗi giá trị toàn cầu được hiểu là chuỗi sản xuất kinh doanh trong mơi trường tồn cầu hóa, ở đó chủ thể kinh tế trên tồn thế giới tham gia vào các công đoạn khác nhau trong một chuỗi thống nhất từ thiết kế mẫu mã, sản xuất, marketing đến phân phối và dịch vụ sau bán hàng cho người tiêu dùng cuối cùng. Những hoạt động này có thể được thực hiện trên phạm vi một khu vực địa lý hoặc trải rộng trên phạm vi nhiều quốc gia. Như vậy, chuỗi giá trị toàn cầu nhấn mạnh đến trật tự theo chiều dọc của các hoạt động sản xuất, phân phối và tiêu dùng giữa các công ty trên phạm vi toàn cầu.

Lý thuyết mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu lại được chia thành nhiều trường phái lý thuyết nhỏ hơn. Tuy nhiên, đáng chú ý là các lý thuyết phân đoạn sản xuất, lý thuyết địa lý kinh tế mới, lý thuyết nội bộ hóa và lý thuyết mơ hình đàn nhạn bay. Lý thuyết ‘phân đoạn sản xuất’ nhấn mạnh đến việc chia tách quá trình sản xuất ra thành hai hay nhiều cơng đoạn mà có thể đặt chúng độc lập ở các khu vực khác nhau nhưng đều hướng đến sản xuất sản phẩm cuối cùng. Lý thuyết ‘địa lý kinh tế mới’ nhấn mạnh đến hiệu ứng hướng tâm, tức tập trung các hoạt động sản xuất tại một số quốc gia, khu vực, hoặc một số thành phố có mật độ dân số lớn đi kèm với thu nhập cao, nơi đã có sẵn một thị trường rộng lớn và thường được biểu hiện dưới dạng các đặc khu kinh tế, các cụm và tổ hợp công nghiệp. Lý thuyết ‘nội bộ hóa’ giải thích mơ hình các giao dịch nội bộ ở cấp độ cao hơn của mạng lưới sản xuất và phân phối tồn cầu. Các doanh nghiệp có thể nhập khẩu ngun liệu và linh kiện từ cơng ty trong và ngồi nước để sản xuất và bán lại sản phẩm cho các doanh nghiệp khác hoặc bán trực tiếp tới người tiêu dùng. Ngay trong nội bộ doanh nghiệp các khâu sản xuất cũng được chia nhỏ và đặt tại các khu vực khác nhau để tận dụng lợi thế và tối thiểu hóa chi phí sản xuất. Cuối cùng, lý thuyết ‘mơ hình đàn nhạn bay’ nhấn mạnh đến sự chuyển dịch giữa các quốc gia cũng như giữa các ngành dựa trên lợi thế so sánh, đặc biệt tại khu vực Đơng Á nơi Nhật Bản đóng vai trị dẫn dắt, theo sau bởi Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc và nhóm các quốc gia ASEAN cũ. Các ngành công nghiệp được phát triển từ những ngành thâm dụng nhiều lao động, trình độ thấp sang các ngành có hàm lượng cơng nghệ và tri thức cao hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ cấu thương mại hàng hóa việt nam – hàn quốc giai đoạn 2001 2016 những vấn đề đặt ra và giải pháp (Trang 56 - 57)