Các công trình nghiên cứu liên quan đến cơ sở lý luận về cơ cấu thương mại hàng hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ cấu thương mại hàng hóa việt nam – hàn quốc giai đoạn 2001 2016 những vấn đề đặt ra và giải pháp (Trang 27 - 30)

7. Cấu trúc của luận án

1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến cơ sở lý luận về cơ cấu thương mại hàng hóa

thương mại hàng hóa

Nhiều nghiên cứu tập trung vào các vấn đề lý luận, đặc biệt phương pháp phân tích cơ cấu thương mại giữa các nước. Trong phần này, tác giả chủ yếu tập trung tổng quan các nghiên cứu được dùng làm cơ sở lý luận cho nghiên cứu cơ cấu thương mại hàng hóa Việt – Hàn ở các chương tiếp theo.

Nghiên cứu của Lall (2000) nhan đề “The technological structure and performance of developing country manufactured exports, 1985‐98”, sử dụng hệ thống SITC cấp độ 3 chữ số để phân chia hàng hóa xuất nhập khẩu thành các nhóm hàng: Hàng hóa sơ cấp (48 ngành); Hàng công nghiệp dựa vào tài nguyên (62 ngành); Hàng công nghiệp công nghệ thấp (44 ngành); Hàng cơng nghiệp cơng nghệ trung bình (58 ngành); Hàng công nghiệp công nghệ cao (18 ngành); và Hàng không phân loại khác (10 ngành). Phương pháp phân loại của Lall (2000) dựa trên mức độ thâm dụng tài nguyên, lao động và cơng nghệ trong q trình sản xuất hàng hóa.

Nghiên cứu của nhóm tác giả Gaulier, Lemoine và Ünal-Kesenci (2007) nhan đề “China’s integration in East Asia: Production sharing, FDI & high- tech trade”, sử dụng hệ thống BEC để phân loại hàng hóa theo giai đoạn sản xuất. Hàng hóa được chia thành các nhóm: Nhóm hàng hóa sơ cấp; Nhóm hàng trung gian (gồm hàng bán thành phẩm và linh kiện, phụ tùng); Nhóm hàng hóa cuối cùng (gồm tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng).

Nghiên cứu của Hinloopen và van Marrewijk (2008) nhan đề “Empirical Relevance of the Hillman Condition for Revealed Comparative Advantage: 10 Stylized Facts”, sử dụng hệ thống phân loại SITC cấp độ 3 chữ số để phân

loại hàng hóa xuất nhập khẩu thành 5 nhóm theo mức độ đóng góp của các yếu tố sản xuất, đó là: Nhóm sản phẩm thơ (83 ngành); Nhóm sản phẩm tập trung hàm lượng tài nguyên (21 ngành); Nhóm sản phẩm tập trung hàm lượng lao động phổ thơng (26 ngành); Nhóm sản phẩm tập trung hàm lượng vốn – trí tuệ (43 ngành); và Nhóm hàng khơng phân loại (5 ngành).

Nghiên cứu của Hanson (2010) nhan đề “Sources of export growth in developing countries” dựa vào mức độ thâm dụng các yếu tố sản xuất như đất đai, khoáng sản, lao động, máy móc để chia hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc hệ thống HS 2 chữ số thành các nhóm hàng khác nhau. Cụ thể là các nhóm: (1) Nơng nghiệp, thịt, sữa và hải sản; (2) Thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, giấy; (3) Các ngành cơng nghiệp khai khống; (4) Hóa chất, nhựa, cao su; (5) Dệt may, quần áo, đồ da, giày dép; (6) Sắt, thép và kim loại khác; (7) Máy móc, điện tử, thiết bị vận tải; và (8) Các ngành công nghiệp khác.

Nghiên cứu của Hirschman (1964) nhan đề “The paternity of an index” xây dựng chỉ số mức độ tập trung (HHI). Chỉ số HHI được sử dụng để đo lường mức độ tập trung trong nhiều trường hợp khác nhau như mức độ tập trung của thu nhập, của các hãng. Trong nghiên cứu thương mại quốc tế, chỉ số HHI được sử dụng để đo lường mức độ tập trung (đa dạng) của sản phẩm, mức độ tập trung (đa dạng) về mặt thị trường trong hoạt động thương mại của một quốc gia. Các quốc gia đang phát triển thường cố gắng đa dạng hóa danh mục mặt hàng xuất nhập khẩu, đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu để giảm thiểu các ảnh hưởng bất lợi từ sự biến động của thị trường quốc tế.

Cơng trình nghiên cứu của Balassa (1965) nhan đề “Trade liberalisation and “revealed” comparative advantage” đã xây dựng phương pháp tính tốn chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu (RCA), qua đó giải thích cách thức các quốc gia tiến hành trao đổi thương mại với nhau. Để khắc phục tính bất đối xứng về giá trị RCA trong phương pháp nghiên cứu của Balassa (1965), cơng trình nghiên cứu của Laursen (2000) nhan đề “Trade specialisation, technology and economic growth: Theory and evidence from advanced countries” đã xây

dựng chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu được tiêu chuẩn hóa (NRCA), với giá trị đối xứng từ -1 đến +1.

Nghiên cứu của Grubel và Lloyd (1975) nhan đề “Intra-industry trade: the theory and measurement of international trade in differentiated products” đã xây dựng phương pháp đo lường mức độ thương mại nội ngành giữa các quốc gia. Cơng trình nghiên cứu cũng chỉ ra sự khác biệt về sản phẩm và tính kinh tế theo quy mơ là các nhân tố chính giải thích cho hiện tượng gia tăng trao đổi các mặt hàng trong cùng nhóm, ngành hàng giữa các quốc gia.

Cơng trình nghiên cứu của Michaely (1996) nhan đề “Trade preferential agreements in Latin America: an ex-ante assessment” đã xây dựng phương pháp tính tốn chỉ số bổ sung thương mại (TCI) để đo lường mức độ tương thích trong xuất khẩu và nhập khẩu giữa các quốc gia Mỹ Latinh, giữa Hoa Kỳ với các quốc gia Mỹ Latinh. Qua đó, tác giả đưa ra các đánh giá về lợi ích tiềm năng mà các quốc gia này thu được nếu tiến hành tự do hóa thị trường và hình thành khu vực mậu dịch tự do chung của khối.

Cơng trình nghiên cứu của nhóm tác giả Hausmann, Hwang và Rodrik (2006) nhan đề “What you export matters” đã xây dựng chỉ số độ phức tạp của sản phẩm xuất khẩu (EXPY) để tính tốn sự phức tạp của sản phẩm xuất khẩu giữa các quốc gia. Nghiên cứu dựa trên giả định rằng, nếu một sản phẩm chủ yếu được sản xuất bởi các quốc gia có thu nhập bình qn đầu người cao, sản phẩm đó có hàm lượng phức tạp lớn. Ngược lại, nếu một hàng hóa chủ yếu do các nước có thu nhập bình qn đầu người thấp sản xuất, hàng hóa đó được coi có hàm lượng phức tạp thấp.

Nhiều cơng trình nghiên cứu sử dụng các chỉ số cơ cấu thương mại như TCI, HHI và IIT hay các mơ hình kinh tế định lượng gồm mơ hình trọng lực, mơ hình cân bằng chung tổng thể và mơ hình cân bằng chung một phần để làm nổi bật quan hệ, cấu trúc thương mại giữa các quốc gia, đặc biệt các quốc gia thuộc khu vực Đông Á. Các cơng trình tiêu biểu bao gồm: “Competition and complementarity in Northeast Asian trade: Korea’s perspective” của Nam

(2000); “Trade structure and Complementarity among APEC member economies” của Nam (2003); “Fragmentation and vertical intra-industry trade in East Asia” của Ando (2006); “Trade structures and relations among China, Japan, and Korea” của Yoon và Yeo (2007); “Intra-industry trade between Japan and Korea: Vertical intra-industry trade, fragmentation and export margins” của Yoshida (2008).

Ở trong nước, cơng trình luận án Tiến sỹ của Nguyễn Thị Minh Hương (2012) nhan đề “Cơ cấu thương mại hàng hóa Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn 2001-2010”, cho đến nay có lẽ là nghiên cứu xây dựng được hệ thống cơ sở lý luận về cơ cấu thương mại hàng hóa tương đối tồn diện. Cơng trình luận án đưa ra và phân tích các khái niệm cơ bản liên quan đến cơ cấu thương mại, các lý thuyết thương mại quốc tế, các cách tiếp cận phân tích cơ cấu thương mại hàng hóa song phương. Cơng trình luận án sử dụng chỉ số IIT để đánh giá thương mại nội ngành giữa Việt Nam và Nhật Bản. Tuy vậy, cơng trình nghiên cứu vẫn chưa đề cập thỏa đáng đến nhiều vấn đề khác liên quan đến cơ cấu thương mại hàng hóa như cường độ thương mại, độ phức tạp của sản phẩm, hàm lượng công nghệ, giai đoạn sản xuất, thương mại giá trị gia tăng, lợi thế so sánh hiện hữu, tính bổ sung thương mại.

Như vậy, các vấn đề lý luận về cơ cấu thương mại hàng hóa đã được đề cập trong khá nhiều cơng trình nghiên cứu, nhất là nghiên cứu ở nước ngoài. Tuy nhiên, hiện vẫn thiếu vắng các cơng trình nghiên cứu xây dựng được hệ thống cơ sở lý luận toàn diện về cơ cấu thương mại hàng hóa song phương và áp dụng vào phân tích trường hợp cụ thể thương mại Việt Nam – Hàn Quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ cấu thương mại hàng hóa việt nam – hàn quốc giai đoạn 2001 2016 những vấn đề đặt ra và giải pháp (Trang 27 - 30)