Các nhân tố tác động khơng tích cực

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ cấu thương mại hàng hóa việt nam – hàn quốc giai đoạn 2001 2016 những vấn đề đặt ra và giải pháp (Trang 132 - 136)

897 Vàng, bạc, trang sức và các vật

4.4.2. Các nhân tố tác động khơng tích cực

Những hạn chế, vấn đề đặt ra trong cơ cấu thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với Hàn Quốc xuất phát từ các nhân tố căn bản sau đây:

Một là, mơ hình phát triển kinh tế, sản xuất và xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn chủ yếu theo chiều rộng, tức dựa vào các lợi thế về đất đai, tài nguyên và nguồn lao động có chi phí thấp. Q trình chuyển đổi mơ hình phát

triển từ chiều rộng sang chiều sâu, dựa vào áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực để tăng năng suất lao động, sức cạnh tranh cho hàng xuất khẩu diễn ra tương đối chậm chạp và thiếu tính liên tục. Hệ quả là, lợi thế so sánh trong sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc nói riêng và ra thế giới nói chung vẫn chủ yếu là các nhóm hàng sử dụng nhiều yếu tố đầu vào tài nguyên, lao động giá rẻ và công nghệ thấp.

Hai là, mơi trường, chính sách kinh doanh, thu hút đầu tư và hệ thống cơ sở hạ tầng của Việt Nam tuy có nhiều cải thiện nhưng tồn tại khơng ít hạn chế; đồng thời Việt Nam chưa có chính sách thương mại riêng biệt cho thị trường Hàn Quốc. Theo Báo cáo Mơi trường Kinh doanh Tồn cầu 2018 của

Ngân hàng thế giới, mơi trường kinh doanh của Việt Nam đã có nhiều tiến bộ đáng khích lệ, xếp ở vị trí thứ 68 trên tổng số 190 quốc gia được khảo sát, tăng tới 14 bậc so với Báo cáo năm 2017. Mặc dù vậy, vẫn còn khoảng cách xa giữa Việt Nam với các nước Thái Lan (thứ 26), Malaysia (thứ 24) và Singapore (thứ 2). Trong đó, các chỉ số thấp nhất là: bảo vệ các nhà đầu tư nhỏ lẻ (thứ 81); thanh toán thuế (thứ 86); thương mại xuyên biên giới (thứ 94); khởi nghiệp (thứ 123); và giải quyết tình trạng khơng thể trả nợ (thứ 129) [116]. Tương tự, theo Báo cáo Chỉ số Hiệu quả Hậu cần (LPI) của Ngân hàng thế giới 2016, Việt Nam xếp ở vị trí thứ 64 trên 160 nền kinh tế được khảo sát, còn khoảng cách lớn so với nhiều quốc gia khác như Singapore (thứ 2),

Hàn Quốc (thứ 24), Trung Quốc (thứ 27), Malaysia (thứ 32) và Thái Lan (thứ 45) [115]. Bên cạnh đó, các chính sách thương mại của Việt Nam trước đây chủ yếu mang tính tổng thể cho nền kinh tế, hoặc nếu có chủ yếu là tập trung vào các thị trường trọng điểm như Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản. Trong khi đó, Việt Nam chưa có các chính sách riêng biệt cho đối tác kinh tế Hàn Quốc, nhất là chính sách liên quan đến định hướng xuất nhập khẩu, đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu, hợp tác công nghiệp Việt – Hàn, tận dụng lợi thế từ AKFTA và VKFTA, để cải thiện căn bản cơ cấu thương mại với thị trường này.

Ba là, Việt Nam đang thiếu hụt các ngành công nghiệp phụ trợ thiết yếu.

Điều này thể hiện ở việc các doanh nghiệp Việt Nam chỉ tham gia được vào khâu gia công, lắp ráp và hoàn thiện sản phẩm; đồng thời phải nhập khẩu phần lớn đầu vào trung gian từ Hàn Quốc và các quốc gia khác nên giá trị gia tăng trên mỗi sản phẩm xuất khẩu không cao. Thực tế này đặt ra yêu cầu cấp thiết cho Việt Nam để có các chiến lược, chính sách phát triển các ngành cơng nghiệp phụ trợ phù hợp thời gian tới.

Bốn là, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, doanh nghiệp có quan hệ trao đổi, bn bán hàng hóa với Hàn Quốc nói riêng cịn nhiều hạn chế. Sự hạn chế đó thể hiện qua trình độ khoa học kỹ

thuật, khả năng quản trị, tính đa dạng của sản phẩm, tính liên kết giữa các doanh nghiệp, hiệp hội trong các ngành hàng của Việt Nam còn yếu kém. Doanh nghiệp Việt Nam chưa chú trọng đầu tư vào R&D, hoặc gắn kết hoạt động này với các cơ sở giáo dục, nhất là giáo dục bậc cao. Sự liên kết ngang hoặc liên kết dọc giữa các doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề lại yếu nên không tạo ra được tính lan tỏa, sức cạnh tranh tổng thể cho hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc. Việc tăng cường sự tương tác giữa các Bộ, ngành của Chính phủ với doanh nghiệp, nhất là thông qua hoạt động xúc tiến thương mại tại Hàn Quốc vẫn còn thiếu và yếu.

Năm là, hạn chế trong tận dụng lợi thế của Việt Nam từ các hiệp định, thỏa thuận thương mại tự do có sự tham gia của Việt Nam và Hàn Quốc.

Chính phủ và doanh nghiệp chưa có sự chuẩn bị tốt về chính sách thị trường, chiến lược sản xuất, kinh doanh, định hướng mặt hàng xuất khẩu hướng đến thị trường Hàn Quốc. Nhiều mặt hàng Việt Nam có khả năng mở rộng xuất khẩu sang Hàn Quốc nhưng quy mô sản xuất nhỏ lẻ, hoặc sản xuất quy mô lớn nhưng chưa đáp ứng được tiêu chuẩn về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc, nhất là các sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm. Thực tế trên thể hiện rõ nét khi q trình tự do hóa và liên kết kinh tế chặt chẽ hơn giữa hai nước giúp xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc tăng nhanh nhưng tốc độ tăng của nhập khẩu lại cao hơn nhiều. Hệ quả là, thâm hụt thương mại của Việt Nam với Hàn Quốc liên tục mở rộng cũng như cơ cấu thương mại chưa có sự cải thiện lớn như kỳ vọng. Ngoài ra, Việt Nam chưa tận dụng được sự gia tăng của dòng vốn FDI từ Hàn Quốc, nhất là thông qua các hoạt động chuyển giao cơng nghệ, nhập khẩu máy móc, thiết bị cơng nghệ nguồn từ Hàn Quốc để cải thiện căn bản năng lực sản xuất, giá trị gia tăng xuất khẩu cho các doanh nghiệp nội địa.

Cuối cùng là, cạnh tranh gay gắt hơn từ các nền kinh tế khác của khu vực trong quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư với Hàn Quốc. Sự cạnh tranh này

diễn ra chủ yếu theo hai khía cạnh: xuất khẩu đến thị trường Hàn Quốc và thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp Hàn Quốc. Do có nhiều điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên, lực lượng lao động, về các mặt hàng xuất khẩu giữa Việt Nam với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia, nên hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hàn Quốc, cũng như hoạt động thu hút đầu tư từ Hàn Quốc đang gặp sự cạnh tranh gay gắt từ các nước này. Thực tế trên địi hỏi Việt Nam cần có chính sách phát triển mặt hàng, phân khúc thị trường hợp lý để tránh đối đầu trực tiếp với các sản phẩm cùng chủng loại có xuất xứ từ các nền kinh tế phát triển hơn của khu vực tại thị trường Hàn Quốc.

Tiểu kết Chương 4

Cơ cấu xuất khẩu sang Hàn Quốc của Việt Nam đã có những cải thiện đáng kể về chất lượng, theo hướng giảm tỷ trọng nhóm hàng thâm dụng yếu tố tự nhiên và lao động phổ thơng, tăng tỷ phần nhóm hàng thâm dụng hàm lượng khoa cơng nghệ, vốn-tri thức. Việt Nam đã cải thiện hàm lượng giá trị gia tăng nội địa trong các sản phẩm xuất khẩu cũng như tham gia sâu rộng hơn vào mạng lưới sản xuất hàng hóa khu vực và quốc tế. Trong khi đó, cơ cấu nhập khẩu ngày càng tập trung chủ yếu vào nhóm hàng thâm dụng yếu tố cơng nghệ cao, vốn-tri thức đã có những tác động tích cực nhất định đến cải thiện năng lực sản xuất và xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.

Tuy nhiên, cơ cấu thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với Hàn Quốc cịn nhiều hạn chế, vấn đề đặt ra, bao gồm: tỷ trọng xuất khẩu nhóm sản phẩm thâm dụng công nghệ thấp và lao động phổ thơng vẫn cịn lớn; nhập khẩu vẫn còn nhiều mặt hàng thâm dụng cơng nghệ thấp và trung bình; chất lượng, khả năng cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu còn khoảng cách xa so với hàng xuất khẩu của Hàn Quốc; tính bền vững của cơ cấu xuất khẩu chưa cao bởi phụ thuộc lớn vào các doanh nghiệp FDI, nhất là các công ty Hàn Quốc. Nguyên nhân là bởi mơ hình phát triển kinh tế, sản xuất và xuất khẩu vẫn dựa vào lợi thế lao động giá rẻ, tài ngun thiên nhiên; mơi trường chính sách kinh doanh, thu hút đầu tư chưa thơng thống và minh bạch, cơ sở hạ tầng còn lạc hậu; thiếu hụt các ngành công nghiệp hỗ trợ thiết yếu; chưa có chính sách định hướng xuất khẩu và nhập với thị trường Hàn Quốc phù hợp; chưa tận dụng được nhiều lợi thế từ các thỏa thuận ưu đãi thương mại với Hàn Quốc cũng như sự gia tăng dòng vốn FDI vào khu vực công nghiệp chế biến, chế tạo, và sự cạnh tranh gay gắt hơn từ các nền kinh tế trong khu vực trong quan hệ kinh tế với Hàn Quốc.

Chương 5

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ cấu thương mại hàng hóa việt nam – hàn quốc giai đoạn 2001 2016 những vấn đề đặt ra và giải pháp (Trang 132 - 136)