Các nhân tố tác động tích cực

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ cấu thương mại hàng hóa việt nam – hàn quốc giai đoạn 2001 2016 những vấn đề đặt ra và giải pháp (Trang 130 - 132)

897 Vàng, bạc, trang sức và các vật

4.4.1. Các nhân tố tác động tích cực

Sự cải thiện của cơ cấu thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với Hàn Quốc những năm qua xuất phát từ các yếu tố cơ bản sau đây:

Thứ nhất, quan hệ hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc không ngừng được củng cố và phát triển trên mọi lĩnh vực. Trong đó, hợp tác kinh tế đạt được những

thành tựu hết sức rõ ràng, thể hiện qua việc hai bên ký kết, tham gia vào các hiệp định thương mại và đầu tư cấp độ song phương và đa phương. Hàn Quốc và Việt Nam cũng chia sẻ nhiều điểm chung về văn hóa, giao lưu nhân dân. Một số lượng lớn người Việt Nam đang lao động tại Hàn Quốc cũng như nhiều người Hàn Quốc và Việt Nam kết hôn với nhau. Đây là những yếu tố quan trọng góp phần vào sự phát triển nhanh chóng và ấn tượng của quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư Việt - Hàn, và phần nào đó là sự cải thiện về cấu trúc trong thương mại giữa Việt Nam với Hàn Quốc. Kết quả là, Hàn Quốc và Việt Nam hiện là những đối tác quan trọng hàng đầu của nhau, không chỉ trong phạm vi khu vực mà cịn trên bình diện quốc tế.

Thứ hai, Việt Nam đạt được nhiều kết quả ấn tượng trong thu hút nguồn vốn FDI, đặc biệt từ phía các doanh nghiệp Hàn Quốc vào các ngành công nghiệp chế tạo, chế biến. Tính đến hết năm 2016, Hàn Quốc đã đầu tư vào

Việt Nam với số vốn đạt trên 50 tỷ USD, tương đương 16% - 17% tổng FDI Việt Nam thu hút được, tập trung phần lớn vào khu vực sản xuất chế tạo [15]. Đáng chú ý, năm 2016 chỉ riêng tập đoàn Samsung đã đầu tư khoảng 15 tỷ USD vào Việt Nam, tập trung chủ yếu vào sản xuất linh kiện và thiết bị điện tử. Trong lĩnh vực xuất khẩu, các doanh nghiệp FDI nói chung, các cơng ty thành viên của Samsung nói riêng lần lượt chiếm đến 70% và 20% tổng xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới [22]. Cùng với những chính sách ưu đãi về đầu tư của Việt Nam và xu hướng dịch chuyển hoạt động đầu tư của các công ty

đa quốc gia vào các ngành công nghệ cao tại Việt Nam, cơ cấu thương mại hàng hóa Việt - Hàn đã có những cải thiện tương đối rõ nét.

Thứ ba, cơ cấu kinh tế Việt – Hàn chủ yếu mang tính bổ sung. Như đã

phân tích, Hàn Quốc và Việt Nam có lợi thế so sánh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng khác nhau: với Việt Nam chủ yếu vẫn là nhóm sản phẩm nơng lâm nghiệp, thủy hải sản như gạo, cà phê, cao su tự nhiên hoặc các sản phẩm thâm dụng lao động phổ thông nhiều như giày dép, dệt may; ngược lại, với Hàn Quốc là nhiều mặt hàng cơng nghiệp, thâm dụng cơng nghệ trung bình và cao, lao động kỹ năng như các thiết bị điện tử, quang học. Cơ cấu mang tính bổ trợ lẫn nhau như vậy vừa là yếu tố thúc đẩy trao đổi thương mại hàng hóa tổng thể, vừa quy định, tác động đến cấu trúc thương mại hàng hóa Việt - Hàn.

Thứ tư, các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội của Việt Nam và Hàn Quốc tạo ra lực đẩy cho quan hệ thương mại giữa hai quốc gia. Việt Nam và Hàn

Quốc đều là các quốc gia thuộc khu vực Đông Á nên rất thuận lợi cho các hoạt động bn bán hàng hóa và đầu tư lẫn nhau. Về kinh tế, Hàn Quốc hiện là quốc gia phát triển. Trong khi đó, Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển, có tốc độ tăng trưởng nhanh kể từ năm 2000 đến nay; đồng thời có dân số đông và dự báo tiếp tục tăng thời gian tới, trực tiếp làm gia tăng nhu cầu nhập khẩu hàng hóa tư liệu sản xuất, hàng tiêu dùng từ các quốc gia cơng nghiệp như Hàn Quốc. Ngồi ra, do khác biệt về thu nhập nên thị hiếu, thói quen tiêu dùng của người dân Việt Nam và Hàn Quốc có sự khác biệt đáng kể, tạo điều kiện hai bên tăng cường trao đổi hàng hóa.

Thứ năm, xu hướng liên kết kinh tế giữa các nước Đông Á không ngừng gia tăng. Những năm qua, các nền kinh tế Đơng Á ngày càng có xu thế tăng

cường liên kết đầu tư và thương mại với nhau, nhất là đối với các nhóm hàng cơng nghiệp điện tử. Trong đó, Việt Nam đã và đang trở thành mắt xích quan trọng trong mạng lưới sản xuất hàng hóa khu vực của các cơng ty đa quốc gia, nhất là công ty Hàn Quốc. Kết quả là, thương mại nội ngành, đặc biệt linh phụ

kiện điện tử giữa Việt Nam và Hàn Quốc ngày càng đóng vai trị quan trọng trong quan hệ thương mại giữa đôi bên.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) cơ cấu thương mại hàng hóa việt nam – hàn quốc giai đoạn 2001 2016 những vấn đề đặt ra và giải pháp (Trang 130 - 132)