Trước khi đi vào khái niệm vật quyền, tác giả Luận án muốn làm sáng rõ khái niệm vật.
Theo đó, với các luật gia La Mã, "vật" (thuật ngữ trong luật La Mã là "res") được sử dụng để chỉ một thứ tồn tại theo tính chất của nó, một vật có biểu hiện vật chất và cụ thể (Như vậy, trong pháp luật La Mã, khái niệm vật (res) sẽ không bao hàm tài sản như cổ tức, trái phiếu, chứng khoán...- những thứ tài sản chưa xuất hiện và tồn tại trong đời sống kinh tế của La Mã cổ đại). Mặt khác, trong các tài liệu nghiên cứu lý luận về pháp luật La Mã, khái niệm "vật" có khi cũng được hiểu như một quyền trừu tượng mà con người có được đối với vật [43, tr.11].Nếu vật là đối tượng của quyền thì con người là chủ thể của quyền, chính trong quan hệ đó mà vật được coi là tài sản.
Từ điển Luật học Black Deluxe [148] định nghĩa: "vật" (things) là những đối tượng ổn định có thể nhìn thấy, có thể cảm nhận được qua giác quan. Vật được chia làm ba loại: vật bất động (immovable things); vật lưu động (movable things); và vật hỗn hợp (mixed things) - tức là những vật mang đặc trưng của hai loại trên.
Trong tiếng Anh, "things" theo nghĩa hẹp là vật và theo nghĩa rộng được hiểu là những đối tượng của sự chiếm hữu hoặc được hiểu là tài sản. Theo nghĩa hẹp, có quốc gia ghi nhận "things"
là vật (things) được xác định bởi luật" (Điều 90), điều này được lý giải rằng khái niệm về tài sản là
khơng cần thiết; bất kỳ vật gì cũng có thể trở thành tài sản nếu các bên chấp nhận trao đổi, mua bán, trừ những thứ pháp luật cấm giao dịch; mặt khác, trong sự phát triển của nền kinh tế, xu hướng các loại tài sản mới ngày càng gia tăng, do đó, khơng thể có một điều khoản nào có thể khái quát, liệt kê được tất cả các tài sản. Vì vậy, trong phần vật quyền, BLDS Đức chỉ đưa ra khái niệm "vật" nhằm phân biệt giữa "vật" và "khơng phải vật"; trong đó, "vật" được định nghĩa chỉ là "vật hữu hình" (Điều 90) (Bộ luật Dân sự Đức); đồng thời, BLDS khẳng định động vật không phải là "vật", tuy nhiên, các quy định về "vật" có thể áp dụng tương tự cho động vật, trừ một số ngoại lệ (Điều 90a, Bộ luật Dân sự Đức). Tương tự như vậy, BLDS Nhật Bản tại Phần chung, Chương IV (nói về vật) định nghĩa như sau: "Thuật ngữ vật (things) được sử dụng trong Bộ luật này có nghĩa
là vật hữu hình" (Điều 85) (để luận giải cho vấn đề này, các học giả Nhật cho rằng mặc dù khái
niệm "vật" là thứ có hình khối, cầm nắm được nhưng những thứ khác không cầm nắm được (tài sản vơ hình, quyền tài sản) cũng được điều chỉnh bởi cơ chế pháp lý như "vật" với tính chất là ngoại lệ của vật). Theo nghĩa rộng, thuật ngữ "things" với thuật ngữ "tài sản" (property) có nội hàm về cơ bản là giống nhau [59]. "Things" được hiểu là những đối tượng của sự chiếm hữu hoặc được hiểu là tài sản, chẳng hạn, BLDS của tiểu bang Louisiana (Hoa Kỳ) 2001 quy định: "Tài sản (things) được chia thành tài sản chung, tài sản công, và tài sản tư; tài sản hữu hình và tài sản vơ hình; và động sản và bất động sản" (Điều 448). Bên cạnh đó, khái niệm "property" (tài sản) được
định nghĩa theo nghĩa rộng hơn và tiếp cận ở góc độ pháp lý, là toàn bộ những quyền mà một chủ thể có đượcđối với một tài sản nhất định và được Nhà nước bảo vệ. Với cách hiểu này, khái niệm tài sản được mở ra đối với bất cứ loại quyền và lợi ích có giá trị nào theo khơng gian đa chiều, bao gồm cả tài sản cố định và tài sản lưu động, hữu hình và vơ hình, tài sản đã hình thành hoặc chưa hình thành, vấn đề nhượng quyền,…
Ngày nay, lý thuyết kinh tế - luật (law and economics) xuất phát từ góc nhìn kinh tế đã nhìn nhận tất cả những gì trị giá được bằng tiền đều là tài sản [121], trừ những thứ không được hệ thống pháp luật cơng nhận là tài sản (Ví dụ, bộ phận cơ thể người có phải là "tài sản" hay khơng cũng đã, đang và sẽ có nhiều tranh luận. Tuy nhiên, quan niệm về tài sản cịn phụ thuộc vào văn hóa, lịch sử, đạo đức, chính trị và quy định của pháp luật. Hiện nay, một số quốc gia cấm việc thương mại hóa bộ phận cơ thể con người, tức không coi bộ phận con người là tài sản, mà chỉ cho phép hiến, lấy, ghép bộ phận cơ thể người vì mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, một số phán quyết của một số tịa án đang có xu hương coi bộ phận cơ thể người trong môt số trường hợp đặc biệt là tài sản; theo quan điểm không coi bộ phận người là tài sản [171]; theo quan điểm coi bộ phận người là tài sản [163]). Tài sản có thể được hiểu là những gì cụ thể hồn tồn thuộc về một chủ thể (người) và hiểu rộng hơn về mặt pháp lý là toàn bộ những quyền của một chủ thể đối với một "vật" nhất định được nhà nước đảm bảo và bảo vệ. Khái niệm tài sản được dùng đối với bất cứ loại lợi ích hay quyền có giá trị nào [141, tr.1]. Hầu hết các học
giả, các nhà lập pháp đều cho rằng, hiểu theo nghĩa đơn giản mà trừu tượng thì tài sản là những thứ có giá trị và trao đổi được; tuy nhiên, các nhà lập pháp quan niệm rằng có rất nhiều loại hình tài
sản khác nhau theo sự phát triển của xã hội mà pháp luật không thể liệt kê đủ và không thể điều chỉnh kịp, do vậy dễ dẫn đến mất tính bền vững của pháp luật. Kết quả là nhiều BLDS các nước khơng có định nghĩa về "tài sản", cụ thể Liên bang Nga (Điều 128 BLDS Nga về các loại đối tượng của các quyền dân sự: Thuộc về đối tượng của các quyền dân sự phải được nhắc đến là vật, trong số đó bao gồm tiền và giấy tờ có giá và cũng bao gồm các loại tài sản khác, như các quyền tài sản; công việc và dịch vụ; thông tin; kết quả của hoạt động trí tuệ, bao gồm quyền loại trừ đối với chúng (quyền sở hữu trí tuệ); những giá trị phi vật chất) liệt kê đối tượng của quan hệ dân sự, các nước như Pháp (Điều 516 BLDS Pháp: "Tài sản được chia thành động sản và bất động sản"), Nhật (Điều 86 BLDS Nhật Bản), Trung Quốc (Điều 115 BLDSTrung Quốc quy định "Tài sản gồm bất động sản và động sản. Trường hợp luật quy định rằng một quyền sẽ được ghi nhận như một tài sản trên vật quyền thì quy định đó được thực hiện"), Qbec (Canada) (Điều 899 BLDS Quebéc (Canada): "Tài sản, dù hữu hình hay vơ hình, được phân chia thành bất động sản và động sản"), Tiểu bang Louisiana (Hoa Kỳ) tập trung vào việc phân loại tài sản. Qua đó có thể thấy rằng, hầu hết BLDS của các nước chọn phương pháp quy định tổng quát theo tính chất, đặc điểm nhận dạng và phân loại tài sản, để từ đó mỗi phân loại tài sản có các quy chế pháp lý điều chỉnh tương ứng. Tuy nhiên, cũng có một số ít quốc gia quy định về khái niệm tài sản, chẳng hạn, BLDS Hà Lan quy định "Tài sản là tất cả mọi vật và mọi quyền tài sản"; đồng thời, "vật" được xác định là tất cả các đối tượng hữu hình có thể chịu sự kiểm sốt của con người; "quyền tài sản" là các quyền, riêng rẽ hoặc cùng với các quyền khác, có thể chuyển giao; các quyền được dự định để thu được một lợi ích vật chất cho chủ sở hữu của chúng, hoặc các quyền đã có được để đổi lấy lợi ích vật chất thực tế hoặc dự kiến [137]; BLDS và Thương mại Thái Lan quy định "Tài sản gồm những vật
và đối tượng khơng cụ thể, có thể có một trị giá và có thể chiếm dụng được" (Điều 99 BLDS và Thương mại Thái Lan).
Về khái niệm "vật quyền" (thuật ngữ trong luật La Mã là "jus in re" hay "iura in rem"),
qua nghiên cứu cho thấy thuật ngữ "vật quyền" tồn tại phổ biến trong các cơng trình nghiên cứu khoa học, giáo trình và được sử dụng trong pháp luật dân sự hiện hành một số nước. Theo quan niệm của người La Mã cổ đại, vật quyền hay còn gọi là quyền đối vật được hiểu là "quyền được chủ thể (người có quyền) thực hiện trực tiếp và tức thì trên một vật mà khơng cần vai trị trung gian của một người khác" [120], "quyền đối vật là quyền được thực hiện trực tiếp trên vật. Quyền đối vật có thể được thực hiện trên vật huộc về người có quyền" [43, tr.14], trong giai đoạn này,
cùng với cách hiểu "vật" theo nghĩa hẹp, khái niệm "vật quyền" cũng được hiểu với phạm vi hẹp hơn rất nhiều nội hàm thực sự thuật ngữ.
Từ điển Luật học Black Deluxe đã đưa ra định nghĩa: "Quyền đối vật là một quyền áp đặt
một nghĩa vụ đối với mọi người nói chung; có nghĩa là hoặc đối với tất cả thế giới hoặc đối với tất cả thế giới trừ một số người xác định. Như vậy, nếu tơi có quyền loại trừ tất cả mọi người đối với một thử đất xác định thì tơi có quyền đối vật đối với thửa đất đó; và, nếu có một hoặc nhiều người A, B và C mà tơi khơng có quyền loại trừ từ thửa đất đó thì quyền của tơi vẫn là quyền đối vật".
Trong một số giáo trình, khái niệm quyền đối vật cũng được đề cập, theo đó, ".. quyền đối vật thi
hành trực tiếp trên vật và luôn luôn là đối tượng làm tăng tài sản của chủ thể quyền. Về chủ thể: quyền đối vật bao giờ cũng xác định được chủ thể quyền [...]. Về đối tượng: quyền đối vật có chủ thể là vật" [30, tr.48].
Tại BLDS Nga, khái niệm "vật quyền" được xác định là quyền bảo đảm cho người có quyền đáp ứng các nhu cầu lợi ích của mình bằng việc trực tiếp tác động lên vật thuộc quyền quản lý của mình.
Từ các khái niệm trên có thể thấy điểm chung là quan hệ vật quyền trên nguyên tắc hình thành từ hai yếu tố: chủ thể của quyền (con người) và đối tượng của quyền (vật). Quan hệ ấy vận hành mà khơng cần đến vai trị của một chủ thể khác, đặc biệt là không cần sự hợp tác hoặc trợ lực của chủ thể khác. Mọi chủ thể khác đều phải tôn trọng quyền này (chẳng hạn như chủ sở hữu tài sản có quyền kiện địi lại tài sản của mình đang nằm trong tay người khác; chủ nợ nhận thế chấp có quyền kê biên tài sản thế chấp để bán và ưu tiên thu tiền trừ nợ mà chủ sở hữu cũng như bất kỳ ai khác khơng có quyền phản đối). Tính chất trực tiếp và tức thì của vật quyền được thể hiện trong cách thức tác động bằng hành vi vật chất và cả hành vi pháp lý của chủ thể lên đối tượng của quyền. Chẳng hạn, chủ sở hữu một chiếc xe có thể tự mình đi xe hoặc đem cho mượn, cho thuê mà không cần sự đồng ý của người nào khác. Tương tự, người có quyền hưởng dụng được hưởng hoa lợi từ tài sản (ví dụ: hái quả, lấy gỗ,…) mà khơng ai có quyền can thiệp [44, tr.92-96]. Theo đó,
pháp luật về vật (hay tài sản theo thuật ngữ hiện nay) được chia thành hai nhóm:
(i) vật quyền (quyền đối vật), là quyền liên quan đến vật (tài sản), chống lại (trong mối quan hệ với) tất cả những người khác; và (ii) trái quyền (thuật ngữ trong luật La Mã là "iura in personam") (quyền đối nhân), là quyền liên quan tới người, chống lại (trong mối quan hệ với) một số cá nhân cụ thể.
Qua nghiên cứu pháp luật các nước cho thấy, một số nước gọi tên quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là vật quyền (như Nhật Bản (Phần thứ hai BLDS Nhật Bản trong bản dịch tiếng Anh là "Real right" - Vật quyền), Trung Quốc (trước năm 2020, Trung Quốc chưa có BLDS, quan hệ vật quyền được điều chỉnh bởi Luật vật quyền năm 2007 (nguyên bản tiếng Trung là Luật Vật quyền; bản dịch tiếng Anh là Law on property). BLDS Trung quốc năm 2020, phần thứ hai có tên gọi là Vật quyền), Đức (Nguyên bản tiếng Đức Phần thứ ba là Luật Vật quyền, bản dịchTiếng Anh là "Law on Property" - Quyền về tài sản), Campuchia), một số nước không dùng thuật ngữ này (như Pháp, Nga (Phần thứ hai của BLDS Nga trong bản dịch tiếng Anh là "The Right of Ownership and the Other Rights of Estate" - Quyền sở hữu và các quyền khác đối với bất động sản)). Điều 114 BLDS Trung Quốc quy định "Vật quyền là quyền trực tiếp và độc quyền
kiểm soát một vật cụ thể bởi người có quyền theo quy định của luật, bao gồm quyền sở hữu, vật quyền khác và vật quyền bảo đảm". Ngoài BLDS Trung Quốc, BLDS các nước như Cộng hòa
Pháp, Nhật Bản, Đức, Nga khơng có quy định khái niệm về vật quyền, trái quyền.
xã hội loài người. Ngày nay, trong khoa học pháp lý hiện đại, đối tượng của vật quyền khơng chỉ được hình dung là một vật cụ thể, mà vật quyền được hiểu là quyền của một chủ thể đối với một
tài sản [156, tr.1-6], cho phép chủ thể trực tiếp thực hiện các quyền năng được pháp luật thừa nhận
đối với một tài sản, đối tượng của vật quyền là vật, hữu hình hoặc vơ hình, động sản hoặc bất động sản.
Ở một mức độ cao hơn, với cách hiểu khái niệm tài sản rộng, có tính khái qt cao nên hệ thống pháp luật của nhiều nước đã phát triển khái niệm vật quyền thành quyền tài sản. "Tài sản không phải là một vật mà là một quyền hoặc một loạt quyền được cưỡng chế thực hiện trong quan hệ với những người khác. Giải thích cách khác, thuật ngữ tài sản có nghĩa là những quan hệ giữa con người liên quan đến các yêu cầu đối với những thứ hữu hình và vơ hình" [59]. Ngày nay,
có nhà khoa học cho rằng thuật ngữ vật quyền (real right hoặc right in rem) đang dần được thay thế bởi một thuật ngữ hiện đại hơn là quyền đối với tài sản ("property right"), được hiểu là "quyền
mà một người có đối với tài sản và có tính đối kháng với người khác" [143], vật quyền là một bộ
phận quan trọng của khái niệm tài sản [29, tr.21-29].
Tác giả Luận án cho rằng, ở giai đoạn phát triển khoa học pháp lý ở nước ta hiện nay, khi mà lý luận về vật quyền chưa được nhận diện và minh định một cách đầy đủ, việc đồng nhất nội hàm vật quyền với quyền tài sản dễ dẫn đến việc khó tách bạch, nhầm lẫn với khái niệm quyền tài sản với tính chất là một trong các loại tài sản. Bởi vậy, tác giả Luận án đề xuất khái niệm vật quyền như sau: "vật quyền là quyền của một chủ thể tác động lên tài sản theo ý chí của mình mà khơng
phụ thuộc vào người khác".
Qua nghiên cứu và tiếp cận ở góc độ lý luận về pháp luật, tác giả đưa ra khái niệm vật quyền như sau: "vật quyền là quyền năng của chủ sở hữu và người không phải là chủ sở hữu đối
với tài sản, theo đó, pháp luật ghi nhận các chủ thể nói trên có thể tác động, chi phối trực tiếp tài sản mà khơng phục thuộc vào ý chí của chủ thể khác".