Hoàn thiện quy định pháp luật về tàisả n đối tượng của vật quyền

Một phần của tài liệu Lý luận về vật quyền và sự vận dụng trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam. (Trang 146 - 148)

- Vật quyền hình thành trên cơ sở giao dịch, hợp đồng (còn gọi là vật quyền ước định):

4.2.1. Hoàn thiện quy định pháp luật về tàisả n đối tượng của vật quyền

Từ những phân tích về lý luận về tài sản tại mục 2.1.1 và bất cập nêu tại mục 3.2.1.1, tác giả luận án nêu một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành về tài sản như sau:

a) Hoàn thiện BLDS năm 2015 theo hướng sửa đổi quy định tại khoản 1 Điều 105 bằng quy định khái quát thay cho cách quy định mang tính liệt kê, phân nhóm hoặc khơng cần thiết quy định về khái niệm tài sản nữa (kết quả nghiên cứu cho thấy BLDS các nước tiếp cận theo một trong hai cách nêu trên), cách tiếp cận này phù hợp với lý luận về vật quyền và xu hướng pháp luật các nước trong việc quy định về tài sản - đối tượng của vật quyền. Bên cạnh đó, cần sửa đổi quy định về tài sản là bất động sản tại điểm d khoản 1 Điều 107 theo hướng làm quy định "tài sản khác theo quy định của pháp luật" là những tài sản nào để làm cơ sở để xác định tài sản là động sản bởi với tư duy loại trừ những gì khơng phải là bất động sản là động sản địi hỏi khái niệm bất động sản phải rất rõ ràng.

Ở một khía cạnh khác, phân tích về lý luận về tài sản tại mục 2.1.1 các phân tích tại luận án cho thấy chế định vật quyền từ xa xưa coi đối tượng của quyền là "vật" theo nghĩa hẹp và thậm chí vẫn ảnh hưởng lớn tới pháp luật một số nước như Đức, Nhật Bản. Ngày nay, nhiều nghiên cứu đã ghi nhận đối tượng của vật quyền là "tài sản", tuy nhiên, đối với vật quyền hạn chế liệu nên có giới hạn hay không? Với trường phái nghiên cứu về "property right" phổ biến ở các nước theo hệ thống pháp luật Anh - Mỹ thì tài sản có phạm trù rất rộng - là tất cả những gì có giá trị, như vậy, quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là quyền tài sản (vì có giá trị), quyền phát sinh từ quan hệ trái quyền (như quyền địi nợ, quyền u cầu thanh tốn,..), tài sản hình thành trong tương lai cũng là tài sản và cũng là đối tượng của quan hệ vật quyền mới - nếu tư duy theo cách này thì chế định vật quyền trở nên khó luận giải ở nhiều góc độ và thực sự là thách thức với lý luận về vật quyền trong xã hội ngày nay. Tác giả Luận án cho rằng BLDS năm 2015 cần được hoàn thiện theo hướng khẳng định đối với quyền sở hữu, đối tượng đối tượng của quyền sở hữu là mọi loại tài sản theo nghĩa rộng - nghĩa là bất cứ những gì có giá trị; đối tượng của quyền hưởng dụng cần quy định chi tiết hơn về cách thức xử lý đối với một số tài sản như tài sản tiêu hao, tài sản hình thành từ quan hệ trái quyền; tài sản hình thành trong tương lai (xem thêm kiến nghị tại mục 4.3.2.2.b).

b) Bổ sung Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 quy định "quyền sử dụng đất là một loại tài sản

và hàng hóa đặc biệt nhưng khơng phải là quyền sở hữu" để chế chế hóa chủ trương của Đảng thể

hiện tại Nghị quyết số 18-NQ/TW.

làm rõ nhà ở có sẵn (chưa được cấp giấy nhận quyền sở hữu nhà ở) là tài sản hình thành trong tương lai để đưa loại tài sản này vào giao dịch cho phù hợp.

d) Hoàn thiện Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014, Luật Du lịch năm 2017 theo hướng ghi nhận các loại hình bất động sản pha trộn giữa nhà ở, văn phòng, thương mại, cơ sở lưu trú, du lịch (trên đất không phải là đất ở); bổ sung quy định về đăng ký tài sản theo yêu cầu và ghi nhận đúng với hiện trạng pháp lý của loại hình tài sản này (về thời hạn sở hữu, về tính chất pháp lý của đất mà tài sản được xây dựng lên,..).

đ) Sửa đổi Luật khoáng sản năm 2010 theo hướng làm rõ quyền của chủ thể; điều kiện, mức độ tham gia giao dịch, hợp đồng của loại tài sản là quyền khai thác khống sản.

Bên cạnh đó, các văn bản pháp luật trong các lĩnh vực như đầu tư, quản lý tài sản cơng cần có các quy định cụ thể hơn về các loại tài sản đặc thù hoặc có xu hướng ngày càng phổ biến trong đời sống xã hội như quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng; quyền tài sản thuộc dạng tài sản công như quyền sử dụng dãy số (trên biển số xe) đẹp, hạn ngạch thuế quan nhập khẩu; các loại tài sản liên quan đến dự án đầu tư (QSDĐ thuộc dự án, dự án đầu tư, tài sản đã hình thành thuộc dự án, tài sản hình thành trong tương lai thuộc dự án, quyền khai thác phát triển dự án); tài sản trong môi trường kỹ thuật số…Các quy định pháp luật cần làm rõ được các loại tài sản này được tham gia lưu thông trên thị trường ở mức độ nào, với những giao dịch nào, hạn chế giao dịch trong những trường hợp nào.

Một phần của tài liệu Lý luận về vật quyền và sự vận dụng trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam. (Trang 146 - 148)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w