- Vật quyền hình thành trên cơ sở giao dịch, hợp đồng (còn gọi là vật quyền ước định):
3.1.2. Hiến pháp năm 2013 và hệ thống pháp luật dân sự đã ghi nhậnquyền sởhữu tài sản với tính chất là quyền chính yếu, quan trọng nhất của chủ thể có quyền
Hiến pháp khẳng định quyền sở hữu tài sản được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật (Điều 14 và Điều 32 Hiến pháp năm 2013). Hiến pháp năm 2013 công nhận, tơn trọng nhiều hình thức sở hữu tài sản, bảo vệ và bảo đảm quyền sở hữu tài sản, gồm:
- Ghi nhận, tơn trọng sự đa dạng của các hình thức sở hữu, theo đó, "nền kinh tế Việt Nam
là nền KTTT định hướng XHCN với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà
nước giữ vai trò chủ đạo" (khoản 1 Điều 51);
- Ghi nhận quyền sở hữu tài sản tư nhân là quyền dành cho "mọi người" (Điều 32 Hiến pháp năm 2013) đã tạo cơ sở pháp lý cần thiết để các tổ chức, cá nhân nước ngoài tin tưởng đầu tư, làm ăn, sinh sống tại Việt Nam [87, tr.242-246];
- Công nhận, bảo đảm quyền sở hữu tài sản; cụ thể, "mọi người có quyền sở hữu về thu
nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác" (khoản 1 Điều 32); "quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ" (khoản 2 Điều 32), "mọi người có quyền nghiên cứu khoa
học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó" (Điều 40);
- Tiếp tục khẳng định về các tài sản thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý; cụ thể: "đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài
sản cơng thuộc sở hữu tồn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý"(Điều
53); trong đó,"đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất
nước, được quản lý theo pháp luật" (khoản 1 Điều 54). Bên cạnh đó, Hiến pháp năm 2013 đã bổ
sung "quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ" (khoản 2 Điều 54). Điều này thể hiện rõ quan điểm nhất quán của Nhà nước là bảo vệ quyền sử dụng đất của cá nhân, tổ chức và tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phòng chống và xử lý nghiêm minh các trường hợp sai phạm trong việc thực hiện pháp luật về đất đai [87, tr.242-246]. Như vậy, Hiến pháp năm 2013 quy định tài sản thuộc sở hữu toàn dân gồm đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên
thiên nhiên khác; Hiến pháp khẳng định những tài sản kể trên là tài sản cơng thuộc sở hữu tồn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý (Quy định này của Hiến pháp năm 2013 khác với quy định của Hiến pháp năm 1992 (Hiến pháp năm 1992 quy định tài sản thuộc sở hữu toàn dân là tài sản của nhà nước). Quy định này cho thấy quan điểm của Nhà nước Việt Nam đó là đề cao chế độ sở hữu tồn dân và khẳng định Nhà nước là đại diện chủ sở hữu chứ không phải chủ sở hữu của các tài sản đó).
- Bảo hộ và khơng bị quốc hữu hóa tài sản hợp pháp đầu tư, sản xuất kinh doanh, theo đó,
"trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phịng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phịng, chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường" (khoản 3 Điều 32); "...Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và khơng bị quốc hữu hóa" (khoản 3 Điều 51).
- Về giới hạn quyền đối với tài sản, khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định khái quát nhưng trong chừng mực nhất định cũng rõ ràng hơn về nguyên tắc giới hạn quyền dân sự nói chung và giới hạn đối với quyền sở hữu tài sản nói riêng, theo đó Hiến pháp khẳng định rõ nguyên tắc hạn chế quyền phải bằng luật. Về giới hạn đối với quyền sử dụng đất, Hiến pháp năm 2013 quy định Nhà nước có thể thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phịng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, cơng cộng; Hiến pháp cũng quy định về việc trưng dụng đất có thời hạn của Nhà nước trong một số trường hợp đặc biệt như chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phịng, an ninh, trường hợp phải đối phó với nguy cơ hoặc khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh (khoản 3 và khoản 4 Điều 54).
Trên cơ sở các nguyên tắc hiến định của Hiến pháp năm 2013 về sở hữu tài sản, các văn bản QPPL của nước ta tiếp tục ghi nhận những quyền năng đối với tài sản; xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền đối với tài sản; đăng ký tài sản; cơ chế (biện pháp, cách thức) giúp chủ sở hữu bảo vệ được quyền sở hữu... Kết quả của các nội dung nêu trên là sự hình thành các nhóm quy định pháp luật về sở hữu trong hàng loạt các đạo luật quan trọng gồm BLDS năm 2015, Luật Đất đai năm 2013, Luật Nhà ở năm 2014, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014, Luật Khoáng sản năm 2010, Luật Lâm nghiệp năm 2017, Luật Thương mại năm 2005, Luật Doanh nghiệp
năm 2020, Luật Đầu tư năm 2020, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2019, 2022), Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2014), Luật Dầu khí năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2008, 2018), Luật Chứng khoán năm 2019, Bộ luật Hàng hải năm 2015, Luật Xây dựng năm 2014 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư năm 2016; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch năm 2018; Luật Kiến trúc năm 2019; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng năm 2020), các luật khác có liên quan và các văn bản hướng dẫn thi hành… Trong đó, BLDS năm 2015 được coi là đạo luật quan trọng và trực tiếp điều chỉnh quan hệ sở hữu với nhiều điều khoản trong tổng thể 689 điều luật.
Quyền sở hữu là chế định quan trọng trong BLDS nhằm thể chế hóa quy định của Hiến pháp về sở hữu, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tài sản; quy định tại BLDS năm 2015 được coi là các quy định mang tính nền tảng của chế định sở hữu và có các nội dung chính sau:
Về nội dung quyền sở hữu, BLDS năm 2015 quy định "Quyền sở hữu bao gồm quyền
chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật"
(Điều 158), tiếp đó, các quy định từ Điều 186 đến Điều 196 Bộ luật này quy định về nội dung quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản. Theo quy định tại Điều 158 BLDS năm 2015, nội dung quyền sở hữu gồm cấu thành của 3 quyền năng gồm:
- Quyền chiếm hữu: ngồi việc ghi nhận chiếm hữu với tính chất là một tình trạng thực tế giữa người với tài sản (Về cơ bản BLDS năm 2015 tiếp cận quan hệ chiếm hữu với tính chất là một tình trạng thực tế giữa người với tài sản, Bộ luật quy định một chương riêng về chiếm hữu (Chương XII, Phần thứ hai với 7 điều, từ Điều 179 đến Điều 185). Theo đó, chế định chiếm hữu được thiết kế độc lập với quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản như là một tình trạng thực tế giữa người với tài sản: chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản. Các quy định này nhằm đáp ứng sự đa dạng của quan hệ xã hội, đảm bảo sự ổn định trong quá trình tài sản được đưa vào giao dịch dân sự, xây dựng chế độ pháp lý phù hợp với bản chất của từng loại quan hệ đối với tài sản, nhất là chế độ pháp lý giữa quan hệ thực tế giữa người với tài sản (chiếm hữu, quan
hệ đối vật) và quan hệ giữa người với người với tài sản (quan hệ đối nhân). Chế định chiếm hữu trong BLDS năm 2015 được xây dựng trên cơ sở tơn trọng tình trạng thực tế về chiếm hữu, hạn chế tối đa những hành xử mang tính vũ lực để địi lại tài sản, qua đó bảo đảm trật tự trong các quan hệ xã hội; là cơ sở để mọi chủ thể có thể yên tâm đầu tư khai thác tài sản một cách hiệu quả và khơng lãng phí), BLDS năm 2015 có 03 điều (Điều 186 đến Điều 188) tiếp cận quyền chiếm hữu của chủ sở hữu là một nội dung nằm bên trong quyền sở hữu, bên cạnh quyền sử dụng và quyền định đoạt. Khoản 1 Điều 179 khoản 1 BLDS năm 2015 quy định "Chiếm hữu là việc chủ thể nắm
giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản". Theo
đó, chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng khơng được trái pháp luật, đạo đức xã hội (Điều 186).
- Quyền sử dụng: Điều 189 BLDS năm 2015 quy định: "Quyền sử dụng là quyền khai thác
công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật". Theo quy định này, có thể thấy quyền sử
dụng gồm 02 quyền năng chính là khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản (Quy định này được đánh giá là khá khác biệt của pháp luật dân sự Việt Nam so với nhiều pháp luật khác trên thế giới), quyền này thông thường được thực hiện bởi chủ sở hữu tài sản, nhưng cũng có thể được thực hiện bởi người khơng phải là chủ sở hữu tài sản. Theo đó, chủ sở hữu có tồn quyền khai thác cơng dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản theo cách thức và mục đích sử dụng tài sản theo ý chí của mình: sử dụng hoặc khơng sử dụng tài sản, trực tiếp khai thác công dụng của tài sản hoặc để người khác sử dụng thông qua các giao dịch dân sự như hợp đồng cho thuê, cho mượn (Chủ sở hữu có tồn quyền khai thác cơng dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản theo cách thức và mục đích sử dụng tài sản theo ý chí của mình: sử dụng hoặc khơng sử dụng tài sản, trực tiếp khai thác công dụng của tài sản hoặc để người khác sử dụng thông qua các giao dịch dân sự như hợp đồng cho thuê, cho mượn). Pháp luật cũng ghi nhận những trường hợp người khơng phải là chủ sở hữu (ngồi chủ thể có vật quyền hạn chế đối với tài sản sẽ được phân tích dưới đây) cũng có quyền sử dụng tài sản như người được chủ sở hữu chuyển giao quyền sử dụng thơng qua hợp đồng, người chiếm hữu tài sản khơng có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, người có quyền sử dụng tài sản của người khác theo quy định của pháp luật.
- Quyền định đoạt: Điều 192 BLDS năm 2015 quy định: "Quyền định đoạt là quyền
chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu huỷ tài sản", quyền này thông thường được thực hiện bởi chủ sở hữu tài sản, nhưng cũng có thể được thực hiện bởi người khơng phải là chủ sở hữu tài sản. Điều 194 Bộ luật này quy định "Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu huỷ hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản". Tiếp đó, Điều 195 quy
định quyền định đoạt của người không phải chủ sở hữu như sau: "Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo uỷ quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật".
Như vậy, ngồi chủ thể có vật quyền hạn chế đối với tài sản sẽ được phân tích dưới đây, người có quyền định đoạt tài sản ngồi chủ sở hữu cịn có người được chủ sở hữu ủy quyền hoặc người khác theo quy định của pháp luật như chấp hành viên, người trưng thu, người trưng mua đối với tài sản theo quyết định của nhà nước,…
BLDS năm 2015 ghi nhận cụ thể về căn cứ xác lập quyền sở hữu tài sản (Điều 221), các thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản (Điều 161); bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản (Điều 163 đến Điều 170), giới hạn quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản (Điều 171 đến Điều 178).
Các văn bản QPPL trong các lĩnh vực cụ thể cũng có nhiều quy định ở các khía cạnh khác nhau của quyền sở hữu như Luật Đất đai năm 2013, Luật Khoáng sản năm 2010 khẳng định đất đai, tài nguyên khoáng sản là tài sản thuộc sở hữu toàn dân; quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, khai thác khoáng sản; Luật Nhà ở năm 2014 có những quy định đặc thù về quyền sở hữu nhà ở, thời điểm xác lập quyền sở hữu nhà ở; Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05/3/2018 quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân…
Về các hình thức sở hữu, BLDS năm 2015 đã quy định 3 hình thức sở hữu bao gồm: sở
hữu tồn dân, sở hữu riêng và sở hữu chung thay cho 6 hình thức sở hữu được quy định trong BLDS năm 2005 (BLDS năm 2005 quy định 6 hình thức sở hữu gồm: sở hữu nhà nước; sở hữu tập thể; sở hữu tư nhân; sở hữu chung; sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; sở hữu của tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp), "việc phân loại các hình
thức sở hữu tại BLDS năm 2015 căn cứ vào các đặc thù trong việc thực hiện các quyền của chủ sở hữu, chứ khơng phải căn cứ vào tính chất, chức năng của các chủ sở hữu" [126].
3.1.3.Hệ thống pháp luật dân sự đã ghi nhận chính thức các quyền khác đối với tàisản gồm quyền đối với bất động sản liền kề, quyền hưởng dụng, quyền bề mặt và có sự tương