- Vật quyền hình thành trên cơ sở giao dịch, hợp đồng (còn gọi là vật quyền ước định):
3.2.1.2. Nội dung quyền sở hữu, bảo đảm quyền sởhữu cịn có những điểm cần được hoàn thiện
hoàn thiện
Quyền chiếm hữu
Trong lịch sử lập pháp, BLDS của Việt Nam và các luật gia Việt Nam luôn quan niệm "quyền chiếm hữu" là một phần nằm trong quyền sở hữu. Tuy vậy, BLDS năm 2015 của Việt Nam được xây dựng trên cơ sở cố gắng tiếp thu nội dung của lý luận vật quyền, học thuyết Padekten trong kỹ thuật lập pháp, mà hai học thuyết này xây dựng chủ yếu trên cơ sở Luật La Mã, theo đó các luật gia coi chiếm hữu không phải là một quyền mà là một tình trạng thực tế. BLDS năm 2015 đã tiếp cận chiếm hữu với tính chất là một tình trạng thực tế giữa người với tài sản (Điều 179 đến Điều 185 BLDS năm 2015). Tuy nhiên các quy định về chiếm hữu với tính chất là cấu thành của quyền sở hữu còn cho thấy sự tiếp thu lý luận vật quyền chưa thực sự trọn vẹn và có những điểm bất cập sau:
Thứ nhất, về cơ cấu, cách tiếp cận của BLDS năm 2015 về chiếm hữu với tính chất là
trạng thái thực tế đối với tài sản còn thiếu dứt điểm khi tại Bộ luật này vẫn đề cập đến cấu thành quyền sở hữu vẫn gồm 3 quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt và duy trì 03 điều (Điều 186 đến Điều 188) về quyền chiếm hữu của chủ sở hữu. Điều này làm cho chế định chiếm hữu của BLDS năm 2015 trở nên "lưỡng tính", khá khác lạ với chế định chiếm hữu trong BLDS các nước và thơng lệ quốc tế như đã phân tích ở mục 1 ở trên. Thuật ngữ "Chiếm hữu" được sử dụng trong hai nội dung khác nhau dẫn đến sự trùng lấn, khó tách bạch: chiếm hữu vừa được quy định là một phần của quyền sở hữu, vừa được quy định làm một tình trạng thực thế của tài sản. Vấn đề này có thể dẫn đến sự chồng chéo trong quy định pháp luật, cần được nghiên cứu cụ thể hơn để đưa ra lời giải đáp hợp lý. Bên cạnh đó, việc quy định quyền chiếm hữu ở trong quyền sở hữu khiến có đến hai quy định về "chiếm hữu" gây nhầm lẫn, khó hiểu. Tham khảo kinh nghiệm của BLDS Nhật Bản cho thấy, nội dung quyền sở hữu tại Bộ luật này được xác định là "Chủ sở hữu có quyền tự do sử dụng, thu lợi tức và thực hiện định đoạt đối với vật thuộc sở hữu của mình theo khn khổ quy chế pháp luật" (Điều 206).
Thứ hai, về quyền chiếm hữu với tính chất là một quyền năng của quyền sở hữu, BLDS
năm 2015 khơng có định nghĩa hay khái niệm chung về quyền chiếm hữu mà chỉ quy định về "quyền chiếm hữu của chủ sở hữu" (Điều 186 BLDS); khoản 2 Điều 179 BLDS năm 2015 quy định: "Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người không phải là chủ
sở hữu" mới chỉ ra trạng thái thực tế của người là chủ sở hữu và người không phải là chủ sở hữu
mà chưa quy định thế nào là quyền chiếm hữu. Sự thiếu vắng định nghĩa thế nào là quyền chiếm hữu trong BLDS năm 2015 dẫn đến việc hiểu nội dung quyền này là rất khác nhau. Có thể hiểu "quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ tài sản"; "quyền chiếm hữu là quyền chi phối tài sản một
cách trực tiếp hoặc gián tiếp"; "quyền chiếm hữu là quyền nắm, giữ, quản lý, chi phối tải sản".
Thứ ba, việc ghi nhận quyền chiếm hữu của chủ sở hữu tại Điều 186 BLDS năm 2015 dưới
góc độ là nội hàm quyền sở hữu là không cần thiết bởi quy định "Trong trường hợp chủ sở hữu
chiếm hữu tài sản thuộc sở hữu của mình thì chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, quản lý tài sản nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội" tại điều này cho thấy về bản chất không nói rõ đây là quyền chiếm hữu hay đây là một trạng thái chiếm hữu của chủ sở hữu. Mặt khác, quy định về quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý (Điều 187) và quyền chiếm hữu của người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự (Điều 188) được quy định trong phần quyền chiếm hữu là khơng thực sự phù hợp vì việc hai chủ thể này có quyền chiếm hữu cũng khơng phải là nội dung quyền chiếm hữu của chủ sở hữu.
Thứ tư, đối với trường hợp kiện địi khơi phục chiếm hữu, BLDS năm 2015 khơng cho
phép người có quyền được kiện địi khơi phục chiếm hữu mà chỉ cho phép kiện đòi tài sản. Cụ thể, khoản 1 Điều 166 BLDS năm 2015 quy định "Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản
có quyền địi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản khơng có căn cứ pháp luật". Cũng như vậy, Điều 2256 BLDS Pháp quy định "Nếu khơng có gì chứng minh là chiếm hữu cho người khác ngay từ đầu thì được suy đốn là chiếm hữu cho mình và với danh nghĩa là chủ sở hữu", tức là suy đoán người đang chiếm hữu là chiếm hữu với tư cách
chủ sở hữu (sự suy đoán này cho phép người chiếm hữu được hưởng thời hiệu xác lập sở hữu) nếu khơng có phản chứng; Điều 2258 Bộ luật này quy
định "Thời hiệu hưởng quyền là một phương tiện để thụ đắc một tài sản hoặc xác lập một quyền
bằng chiếm hữu mà người viện dẫn không bị buộc phải chứng minh danh nghĩa hoặc không bị viện dẫn căn cứ phản đối do khơng ngay tình" và Điều 2259 quy định các quy định về thời hiệu
xác lập quyền tại BLDS cũng được áp dụng cho thời hiệu hưởng quyền của người chiếm hữu trên cơ sở tuân thủ các quy định về chiếm hữu. Về bảo vệ quyền chiếm hữu, Điều 2278 BLDS Pháp quy định "Quyền chiếm hữu được bảo vệ chống lại mọi hành vi xâm phạm hoặc đe dọa quyền đó.
Người đang giữ vật cũng được hưởng những biện pháp bảo hộ quyền chiếm hữu đối với bất kỳ ai, trừ người đã giao quyền giữ vật cho mình", do đó, khi phát sinh tranh chấp về quyền đối với tài
sản, các bên thường khơng đưa đơn để kiện địi tài sản mà thường kiện đòi bảo vệ chiếm hữu (tranh chấp về tình trạng chiếm hữu). Bởi lẽ, nếu kiện địi bảo vệ quyền sở hữu thì chủ sở hữu sẽ phải chứng minh bản thân là chủ sở hữu của tài sản bằng cách đưa ra chứng cứ đăng ký vật quyền. Tuy nhiên, nếu quốc gia khơng có hệ thống đăng ký hồn thiện thì việc xác định sẽ gặp khó khăn. Trong trường hợp này, người đi kiện sẽ phải đi ngược thời gian về tới tận khi quyền sở hữu với tài sản được xác lập lần đầu tiên hoặc tới khi xác định được quyền sở hữu của chủ sở hữu (điều này khơng khả thi). Từ phân tích trên cho thấy, quy định về kiện đòi tài sản của BLDS năm 2015 chưa thực sự hợp lý, chưa tạo điều kiện để bảo vệ chủ thể có quyền.
Quyền sử dụng
Theo quy định tại Điều 189 BLDS năm 2015, quyền sử dụng tài sản bao gồm cả việc khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản. Trong khi đó, ngay từ thời La Mã cổ đại, các nhà luật học La Mã đã tách riêng quyền sử dụng tài sản (vật) với tư cách là các quyền năng độc lập thuộc nội hàm của quyền sở hữu. Việc nhà làm luật Việt Nam đã gộp trong quyền sử dụng cả quyền thu hoa lợi, theo nhận xét của nhiều nhà nghiên cứu là rất khác biệt với các hệ thống pháp luật khác.
Bên cạnh đó, mặc dù quy định như vậy nhưng trên thực tế có rất nhiều người tuy được quyền sử dụng tài sản nhưng lại không được hưởng hoa lợi, lợi tức từ việc khai thác cơng dụng đó hoặc ngược lại. Ví dụ: chủ sở hữu cho th chiếc xe ơ tơ của mình thì người th sẽ được sử dụng chiếc xe ơ tơ đó, trong khi đó chủ sở hữu sẽ được hưởng lợi tức thu được từ việc cho thuê tài sản [68, tr.6-9]; [84, tr.26-34].
Khái niệm quyền định đoạt tại BLDS năm 2015 chưa thực sự bao quát mà chỉ nhằm liệt kê các dạng định đoạt tài sản. Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 193 BLDS năm 2015 quy định "Việc định đoạt tài sản phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện không trái quy định của pháp luật", quy định này chưa thực sự phù hợp đối với giao dịch tiêu hủy hoặc tiêu dùng tài sản.
Pháp luật về bảo đảm, bảo vệ quyền sở hữu tài sản
Pháp luật về bảo đảm, bảo vệ quyền sở hữu tài sản cịn có một số vướng mắc, bất cập sau đây:
Thứ nhất, về bảo đảm quyền sở hữu tài sản, như đã phân tích tại mục 3.1.2, các văn bản từ
Hiến pháp năm 2013 đến các văn bản luật hiện hành đều đã ghi nhận nguyên tắc tôn trọng, bảo đảm quyền sở hữu, các phương thức bảo vệ quyền sở hữu. Tuy nhiên, vẫn còn những quy định chưa thực sự hợp lý cần tiếp tục được cân nhắc hồn thiện thêm. Ví dụ, theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020, dự án đầu tư của doanh nghiệp có thể bị chấm dứt hoạt động và bị Nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; quyền sử dụng đất của các doanh nghiệp, nhà đầu tư cũng có thể bị thu hồi theo quy định của Luật Đất đai năm 2013. Tuy nhiên, các quy định này vẫn chưa thực sự cụ thể, rõ ràng.
Thứ hai, về bảo vệ quyền sở hữu tài sản tại Tòa án, quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự
năm 2015 mặc dù thể hiện nhiều quan điểm tiến bộ trong việc bảo vệ quyền dân sự của cá nhân, tổ chức; tuy nhiên quá trình thi hành đã bộc lộ một số điểm bất cập như [129]: quy trình giải quyết tranh chấp dân sự được đánh giá là còn phức tạp, nhiều bước, dễ bị kéo dài (Chẳng hạn: khoản 1 Điều 214 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định: "Cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập chứng cứ hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được vụ án". Quy định này dễ dẫn đến tình trạng có thể lạm dụng quy định
tại Điều 214 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 để Tòa án ban hành quyết định tạm đình chỉ vụ án. Chủ yếu các quyết định tạm đình chỉ đều có lý do chờ kết quả ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập chứng cứ hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ. Do đó, nhiều vụ án sẽ bị kéo dài thời gian giải quyết một cách không cần thiết, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của đương sự); bản án, quyết định có hiệu lực cịn dễ bị xem xét bằng các thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm dẫn đến vụ việc không được giải quyết dứt điểm; quy định về thủ tục rút gọn
cịn chặt chẽ và ít được áp dụng; quy định về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (Chương VIII Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015) chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện [75] dẫn đến việc một số Tòa án còn có những lúng túng, thậm chí sai sót, vi phạm khi áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.