Quyền hưởng dụng (thuật ngữ trong luật La Mã là "pesonarum"

Một phần của tài liệu Lý luận về vật quyền và sự vận dụng trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam. (Trang 42 - 44)

- Vật quyền hình thành trên cơ sở giao dịch, hợp đồng (còn gọi là vật quyền ước định):

2.2.2.2. Quyền hưởng dụng (thuật ngữ trong luật La Mã là "pesonarum"

hoặc là "usufruct"; Quyền hưởng dụng còn được gọi là quyền dụng ích cá nhân)

Khái niệm

Theo pháp luật La Mã, quyền hưởng dụng là một loại vật quyền hạn chế, theo đó "quyền hưởng dụng được quy định là quyền tạm thời để sử dụng và hưởng lợi từ tài sản của người khác, mà khơng thay đổi đặc tính của tài sản" [120]. Tại BLDS Pháp, quyền hưởng dụng được ghi nhận

là "quyền hưởng dụng tài sản thuộc sở hữu của người khác như chính chủ sở hữu, nhưng có trách

nhiệm giữ nguyên tàisản đó" (Điều 578), "Người hưởng dụng của một tài sản có quyền hưởng dụng mọi loại hoa lợi tự nhiên, hoa lợi do hoạt động của con người và lợi tức từ tài sản đó" (Điều 582).

Theo cách tiếp cận cấu thành quyền sở hữu (gồm 3 quyền năng là quyền sử dụng, quyền hưởng hoa lợi và quyền định đoạt) thì quyền hưởng dụng tương đương với quyền sử dụng cộng quyền hưởng hoa lợi, nói cách khác là quyền sở hữu khuyết thiếu quyền định đoạt - quyền này vẫn thuộc về chủ sở hữu tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng [28]. Như vậy, khi quyền hưởng dụng được xác lập cho một người, thì chủ sở hữu của tài sản đó chỉ cịn lại quyền định đoạt, bởi quyền sử dụng và quyền hưởng hoa lợi đã thuộc về người khác. Chẳng hạn, quyển luật thừa kế thuộc BLDS Cộng hòa Pháp ghi nhận quyền hưởng dụng của người vợ hay người chồng cịn sống, theo đó họ được ở ngơi nhà thừa kế cho đến khi chia di sản, người có quyền hưởng dụng này khơng được cho thuê hay bán tài sản.

Theo cách phân loại vật quyền đã phân tích ở trên, khác với địa dịch (dịch quyền theo vật), quyền hưởng dụng là dịch quyền theo người, điều đó có nghĩa là quyền hưởng dụng có mối liên hệ chặt chẽ với người hưởng dụng, do đó, quyền hưởng dụng sẽ chấm dứt khi người có quyền hưởng dụng chết.

Trong quan hệ hưởng dụng tài sản, có thể có nhiều chủ thể có liên quan gồm: chủ sở hữu tài sản chịu quyền hưởng dụng; người cấp quyền hưởng dụng (nếu có) là một người khác có thẩm quyền do luật định mà không phải là chủ sở hữu như tịa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc ngươi khác và người hưởng dụng.

Tác giả luận án đưa ra khái niệm quyền hưởng dụng như sau: "Quyền hưởng dụng là quyền

được xác định ". Nội dung

- Về căn cứ xác lập: quyền hưởng dụng được xác lập theo luật định hoặc theo ý chí (gồm thoả thuận (Giao dịch tạo lập quyền hưởng dụng có thể là hợp đồng có đền bù hoặc không đền bù), hành vi pháp lý đơn phương (Điển hình rõ nhất cho hành vi pháp lý đơn phương xác lập quyền hưởng dụng là việc một người để lại di chúc có thể thiết lập quyền hưởng dụng cho người sống. Chẳng hạn người để lại di chúc vẫn muốn giữ tài sản cho người thừa kế, nhưng cho người khác hưởng dụng tài sản đó trong một khoảng thời gian nhất định (ông A viết di chúc để lại tài sảncho con, nhưng chỉ định người vợ có quyền hưởng dụng tài sản đó trong thời gian người vợ cịn sống)). Điều 579 BLDS Pháp quy định rõ "Quyền hưởng dụng được xác lập theo quy định của

pháp luật hoặc theo ý chí của con người".

Xác lập quyền hưởng dụng theo ý chí là trường hợp chủ sở hữu tài sản thể hiện quyết định về quyền hưởng dụng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình (hợp đồng hoặc di chúc), có thể diễn ra theo hai trường hợp: (1) chủ sở hữu chuyển giao quyền hưởng dụng và giữ lại quyền sở hữu không đầy đủ (khuyết thiếu quyền hưởng dụng), (2) chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu không đầy đủ cho người khác và giữ lại quyền hưởng dụng tài sản trên tài sản cho đến người đó chết.

Xác lập quyền hưởng dụng theo luật định là trường hợp quyền hưởng dụng được xác lập dựa trên các quy định của pháp luật. Trong pháp luật Pháp, xác lập quyền hưởng dụng được đề cập trong luật gia đình và thừa kế. Theo đó, người vợ hoặc người chồng cịn sống có quyền lựa chọn giữa quyền hưởng dụng trên tổng số tài sản hiện có của người đã chết hoặc quyền sở hữu 1/4 tài sản này nếu các con là con chung của hai người (Điều 757 BLDS Pháp) hoặc cha mẹ có quyền hưởng dụng đối với tài sản của con chưa thành niên (Điều 382- Điều 387 BLDS Pháp). Trong trường hợp quyền hưởng dụng được xác lập trên bất động sản, pháp luật Pháp địi hỏi quyền này phải được đăng ký để có hiệu lực đối kháng với người thứ ba.

- Về đối tượng của quyền hưởng dụng: có thể là bất động sản và động sản, được thiết lập trên cả tài sản tiêu hao (Tài sản tiêu hao là tài sản khi sử dụng bị hao tổn, hoặc tiêu biến hoặc, bị thay đổi về chất như đồ ăn, mặc, nước giải khát…Cần lưu ý, nếu tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng là tài sản tiêu hao, thì người hưởng dụng trở thành chủ sở hữu của tài sản đó. Người hưởng dụng có thể tiêu dùng, chuyển nhượng tài sản đó, hoặc dùng tài sản đó để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Hết thời hạn hưởng quyền, người hưởng dụng phải trả lại giá trị tương ứng của tài sản, hoặc trả lại tài sản khác cùng số lượng, chất lượng) và tài sản không tiêu hao (Tài sản khơng tiêu hao là tài sản có thể hưởng dụng mà khơng biến chất, mặc dù chất của nó có thể bị giảm thiểu hoặc bị hư hỏng một cách tự nhiên bởi thời gian hoặc bởi việc sử dụng như đất, nhà, chứng khoán, xe cộ... Nếu tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng là tài sản khơng tiêu hao, thì người hưởng dụng phải thụ hưởng tài sản đó như một người quản lý tận tâm và trao trả tài sản đó khi chấm dứt quyền hưởng dụng. Vì quyền hưởng dụng bao gồm việc sử dụng và hưởng hoa

lợi, nên sự xuống cấp của tài sản khó tránh khỏi. Do đó, người hưởng dụng phải trao trả tài sản cho chủ sở hữu trong tình trạng tốt như có thể sau khi đã hưởng dụng nó. Nên việc buộc người hưởng dụng vào nghĩa vụ của một người quản lý tận tâm để duy trì tài sản trong tình trạng đó là cần thiết cho lợi ích của chủ sở hữu và khơng gây lãng phí cho xã hội); hữu hình và vơ hình (như quyền địi nợ, quyền tác giả, sáng chế, sản nghiệp thương mại…) (Trong thực tiễn xét xử, Tòa án Pháp đã ghi nhận quyền hưởng dụng đối với đối tượng khác như quyền đòi nợ, cổ phần, cổ phiếu hay với một khoản tiền)

- Về thời hạn: thời hạn của quyền hưởng dụng của cá nhân được xác định theo thỏa thuận hoặc do luật định nhưng tối đa chỉ đến hết cuộc đời của người hưởng dụng; quyền hưởng dụng nếu không trao cho cá nhân thì chỉ kéo dài đến hết thời hạn nhất định (Điều 619 BLDS Pháp quy định thời hạn này tối đa 30 năm).

- Chấm dứt quyền hưởng dụng: theo các nhà khoa học, quyền hưởng dụng chấm dứt trong các trường hợp "(1) khi người hưởng dụng chết; (2) khi quyền hưởng dụng và quyền sở hữu giảm thiểu hòa nhập về một người; (3) khi đối tượng của quyền hưởng dụng bị tiêu hủy hoàn tồn hoặc người hưởng dụng khơng hưởng dụng trong một khoảng thời gian dài" [28]. Tại BLDS Pháp, quyền hưởng dụng được quy định chấm dứt trong các trường hợp sau: "Người hưởng dụng chết;

Thời hạn hưởng dụng kết thúc; Người hưởng dụng và chủ sở hữu tài sản hòa nhập làm một; Quyền hưởng dụng không được thực hiện trong 30 năm; Tài sản mà trên đó quyền hưởng dụng được thiết lập bị tiêu hủy hoàn toàn" (Điều 617).

Một phần của tài liệu Lý luận về vật quyền và sự vận dụng trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam. (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w