Đặc điểm của vật quyền

Một phần của tài liệu Lý luận về vật quyền và sự vận dụng trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam. (Trang 29 - 30)

Thứ nhất, vật quyền là quyền của chủ thể gắn liền với tài sản, có tài sản mới có quyền.

Pháp luật xác định về "quyền" của chủ thể là xác định "khả năng" chủ thể đó thực hiện những tác động đối với tài sản, xác định mối liên hệ pháp lý với tài sản. Trường hợp luật có quy định khác về thời hạn, giới hạn thì áp dụng quy định của luật; còn lại về nguyên tắc, quyền đối vật tồn tại cho đến khi nào vật còn tồn tại và chấm dứt khi vật khơng cịn, quyền đối vật khơng bị giới hạn về thời gian.

Thứ hai, vật quyền thiết lập mối quan hệ trực tiếp giữa chủ thể có quyền và đối tượng của

quyền mà khơng cần có vai trị của người thứ ba. Vật quyền được xây dựng với bản chất là quyền được thực hiện trực tiếp và ngay lập tức trên một vật, không cần đến sự đồng ý, hợp tác của chủ thể khác và mọi chủ thể đều phải tơn trọng quyền này (quyền tuyệt đối) (Ví dụ: A có địa dịch trên mảnh đất của B thì hàng ngày A có quyền đi qua mảnh đất mà không cần phải B hay bất cứ ai đồng ý, trường hợp B bán mảnh đất ấy thì địa dịch của A vẫn tồn tại). Tính chất trực tiếp của vật

quyền thể hiện ở cách thức tác động về cơ học, vật lý hoặc hành vi pháp lý của chủ thể có quyền lên vật.

Thứ ba, vật quyền có tính tuyệt đối (theo tiếng Latinh là "erga omnes"), theo đó, vật quyền

có hiệu lực đối với tất cả mọi người, chủ thể có quyền được pháp luật bảo vệ và người khác có nghĩa vụ tơn trọng quyền đó. Nói cách khác, chủ thể có vật quyền có thể chống lại tác động của người khác đối với tài sản; trong trường hợp bị ngăn cản thực hiện quyền của mình, chủ thể có vật quyền có quyền yêu cầu pháp luật can thiệp để được bảo vệ. Tuy nhiên, để vật quyền được thừa nhận và tơn trọng, điều cần thiết là nó được người khác nhận biết rõ ràng, tức là phải được công khai, công bố sự tồn tại của vật quyền. Để giải quyết vấn đề này pháp luật các nước thường ghi nhận cơ chế đăng ký tài sản, nguyên tắc xác lập hiệu lực đối kháng với người thứ ba (Ví dụ: A vay của X một số tiền nhưng không bảo đảm trả nợ bằng tài sản cụ thể nào. Ít lâu sau, A vay của Y một số tiền và thế chấp căn nhà của mìnhcho Y và đăng ký giao dịch thế chấp đó; cuối cùng, khoản nợ đối với X đến hạn trước nhưng A khơng trả. X u cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, xử lý căn nhà của A để trả nợ, tuy nhiên Y phản đối vì cho rằng X khơng có quyền u cầu xử lý tài sản này. Trong trường hợp này, Y sẽ là người có lợi thế hơn vì Y là chủ nợ có bảo đảm, đồng thời giao dịch bảo đảm đó đã phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba)...

Thứ tư, vật quyền cho phép chủ thể thực hiện quyền của mình đối với tài sản, bất kể vật

đang nằm trong tay người nào. Quyền này gọi là quyền theo đuổi (Quyền theo đuổi là quyền truy đòi tài sản bảo đảm dù tài sản đó khơng cịn được bên bảo đảm nắm giữ). Trên nguyên tắc, tất cả những ai đang nắm giữ tài sản, dù với tư cách nào, đều phải tơn trọng các quyền năng của người có vật quyền một cách khơng điều kiện, chẳng hạn người có quyền sở hữu tài sản được quyền yêu cầu người nắm giữ tài sản phải giao tài sản cho mình và người này phải giao nếu không muốn bị coi là người chiếm giữ tài sản trái phép; bên nhận thế chấp có quyền xử lý tài sản thế chấp cho dù tài sản đó đang do người khác nắm giữ...

Thứ năm, vật quyền cho phép người có quyền được ưu tiên hơn so với những chủ thể

khác, chẳng hạn bên cầm giữ tài sản được quyền thanh toán trước các chủ thể khác, trường hợp khoản nợ chưa được thanh tốn bên cầm giữ có quyền giữ tài sản và khơng giao cho người khác.

Một phần của tài liệu Lý luận về vật quyền và sự vận dụng trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam. (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w