Hoàn thiện các quy định pháp luật về vật quyềnbảo đảm

Một phần của tài liệu Lý luận về vật quyền và sự vận dụng trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam. (Trang 155 - 156)

- Vật quyền hình thành trên cơ sở giao dịch, hợp đồng (còn gọi là vật quyền ước định):

4.2.4. Hoàn thiện các quy định pháp luật về vật quyềnbảo đảm

Trên cơ sở các phân tích lý luận về vật quyền bảo đảm tại mục 2.2.2.5 và bất cập tại mục 3.2.1.4, tác giả Luận án đề xuất hoàn thiện quy định về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong pháp luật dân sự nước ta như sau:

- Cần nghiên cứu hướng hoàn thiện BLDS năm 2015 theo hướng chuyển một số các quy định về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ gồm cầm cố, thế chấp, cầm giữ, bảo lưu quyền sở hữu từ Phần thứ ba về nghĩa vụ và hợp đồng đến Phần thứ hai về quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản của BLDS (cấu trúc này hiện được khá nhiều nước (CHLB Đức, Nhật Bản, Trung Quốc, Campuchia) lựa chọn) để thể hiện được bản chất, tính chất mạnh mẽ của các vật quyền bảo đảm. Cấu trúc này đã được ghi nhận trong BLDS nhiều nước như Đức, Nhật Bản, Trung Quốc, Campuchia.

- Hoàn thiện các quy định tại Điều 292 đến Điều 350 BLDS năm 2015 theo hướng nghiên cứu, tiếp cận sâu hơn nguyên lý vật quyền của các các biện pháp bảo đảm để ghi nhận đặc trưng của vật quyền bảo đảm như quyền theo đuổi, quyền thu giữ tài sản (phù hợp với điều kiện của Việt Nam) trong việc xử lý tài sản thế chấp; cho phép bên nhận bảo đảm chủ động thực hiện các quyền của mình trong việc xử lý tài sản bảo đảm: pháp luật cần quy định thời điểm, cách thức, phương thức để bên nhận thế chấp có thể xử lý được tài sản thế chấp.

- Hoàn thiện quy định tại Điều 308 BLDS năm 2015 để giải quyết vướng mắc về thứ tự ưu thanh toán trong trường hợp tài sản vừa là đối tượng của quan hệ thế chấp vừa là đối tượng của quan hệ cầm giữ; hoặc vừa là đối tượng của quan hệ cầm cố vừa là đối tượng của quan hệ bảo lưu quyền sở hữu.

- Về quyền ưu tiên: quá trình xây dựng BLDS năm 2015, chế định quyền ưu tiên đã từng được thể hiện tại các dự thảo trước khi Chính phủ trình Quốc hội, tuy nhiên, do chính sách đối với xác định các giao dịch nào phát sinh quyền ưu tiên chưa rõ ràng, trong bối cảnh có nhiều quyền đan xen nhau, nhiều chủ thể có thể có thứ tự ưu tiên thanh tốn dẫn đến khó bóc tách quan hệ và có thể dẫn đến những vấn đề khá rối khi xây dựng thêm chế định quyền ưu tiên, bởi vậy, nội dung này không

được ghi nhận tại BLDS khi chính thức được thơng qua. Qua nghiên cứu lý luận, pháp luật các nước như Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc, tác giả Luận án kiến nghị bổ sung chế định quyền ưu tiên với tính chất là một loại vật quyền bảo đảm, trong đó ghi nhận quyền ưu tiên thanh tốn của một số chủ thể có vai trị hình thành, phát triển giá trị tài sản trước các chủ thể có bảo đảm nếu hợp đồng đã được đăng ký.

Một phần của tài liệu Lý luận về vật quyền và sự vận dụng trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam. (Trang 155 - 156)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w