Lý luận về vậndụng lý luận về vật quyền trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam

Một phần của tài liệu Lý luận về vật quyền và sự vận dụng trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam. (Trang 57 - 58)

- Vật quyền hình thành trên cơ sở giao dịch, hợp đồng (còn gọi là vật quyền ước định):

2.3.2. Lý luận về vậndụng lý luận về vật quyền trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam

pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam

2.3.2.1.Khái niệm

Theo Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, khái niệm vận dụng là "đem tri thức lý

luận dùng vào thực tiễn" [95, tr.122]. Theo cuốn từ điển Hán Việt của giáo sư Nguyễn Lân thì vận

dụng là "đem điều học được ra thực tiễn" [86]. Bêncạnh đó, lý luận được hiểu là một hệ thống những tri thức được khái quá từ thực tiễn phản ánh mối liên hệ bản chất những quy luật của thế giới khách quan. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ "Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của

loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong q trình lịch sử"

[88, tr.497].

Ở góc độ hoạt động xây dựng pháp luật, việc nghiên cứu lý luận, học thuyết cơ bản về pháp luật trong từng lĩnh vực được coi là công việc hết sức quan trọng để từ đó căn cứ vào điều kiện kinh tế- xã hội của đất nước lựa chọn định hướng cho công tác lập pháp, xác định các nội dung quy định cần được ban hành. Quá trình này được coi là vận dụng lý luận trong công tác xây dựng pháp luật. Chẳng hạn, trong xây dựng pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước các quốc gia, nhiều học thuyết được tham khảo như học thuyết về phân quyền, lý thuyết về cấu trúc tổ chức, học thuyết về lãnh đạo quản trị; trong xây dựng pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật một số học thuyết có ảnh hưởng như học thuyết đánh giá tác động chính sách pháp luật, học thuyết về kinh tế học pháp luật. Trong lĩnh vực pháp luật dân sự, pháp luật dân sự các nước được xây

dựng trên cơ sở nghiên cứu, vận dụng một số lý luận, học thuyết quan trọng như: cấu trúc của BLDS (pandekten hoặc institutions), phân biệt vật quyền và trái quyền; chiếm hữu; quyền con người; tự do ý chí; tơn trọng cam kết, thỏa thuận; điều chỉnh hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản...

Từ các phân tích trên, tác giả Luận án rút ra khái niệm "vận dụng lý luận về vật quyền

trong xây dựng, hoàn thiện pháp luật dân sự Việt Nam là hoạt động chuyển tải những nội dung, giá trị cốt lõi của lý luận về vật quyền trong việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành; khắc phục những điểm chưa hoàn thiện của hệ thống pháp luật nhằm phát huy tối đa giá trị tài sản, bảo đảm quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trong các giao dịch dân sự".

Một phần của tài liệu Lý luận về vật quyền và sự vận dụng trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam. (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w