Vật quyền phụ (còn gọi là vật quyềnbảo đảm): vật quyền phụ là quyền đốivới tàisản

Một phần của tài liệu Lý luận về vật quyền và sự vận dụng trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam. (Trang 32 - 33)

bảo đảm (trong quan hệ thế chấp, cầm cố, cầm giữ, bảo lưu quyền sở hữu). Vật quyền bảo đảm có vai trị đảm bảo sự an tồn, quyền lợi, chủ động cho bên nhận bảo đảm trong các giao dịch bảo đảm. Theo đó, thay vì phải lệ thuộc vào hành động, trách nhiệm của bên bảo đảm, pháp luật giao cho người có vật quyềnbảo đảm một số quyền nhất định đối với tài sản. Chẳng hạn, bên nhận thế chấp có quyền thu giữ tài sản, quyền truy địi tài sản bảo đảm trong trường hợp tài sản đã được chuyển nhượng cho người khác; bên có quyền trong hợp đồng song vụ có quyền cầm giữ tài sản cho đến khi được thanh toán… Đặc điểm nổi bật của vật quyền phụ là không giao quyền khai thác, hưởng lợi tài sản cho chủ thể có quyền mà chỉ giao những quyền để chủ thể đó có thể gây áp lực cho người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ hoặc để thu hồi được quyền lợi của mình.

Về mối liên hệ giữa vật quyền chính và vật quyền phụ [93], vật quyền chính được tạo ra để giúp cho các chủ thể tác động trực tiếp vào tài sản, khai thác các giá trị của tài sản. Vật quyền chính thường có trước vật quyền phụ và là cơ sở để phát sinh vật quyền phụ trong quan hệ dân sự (Ví dụ 1: A có quyền sở hữu tài sản thì A mới có quyền cầm cố, thế chấp tài sản đó cho B. Khi B nhận cầm cố thế chấp thì mới phát sinh vật quyền bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Ví dụ 2: A có quyền sử dụng đất, A thế chấp vay ngân hàng một khoản tiền, từ đó vật quyền phụ - vật quyền bảo đảm của Ngân hàng được phát sinh sau khi giao dịch bảo đảm đó có hiệu lực). Vật quyền chính và vật quyền phụ cùng có điểm chung là khi thực hiện đều tác động lên tài sản. Vật quyền chính tác động lên tài sản nhằm khai thác lợi ích từ tài sản, cịn vật quyền phụ tác động lên tài sản nhằm bảo đảm cho một nghĩa vụ được thực hiện.

2.1.3.3. Dựa vào cơ sở phát sinh, có thể phân thành thành vật quyền luật định và vậtquyền ước định quyền ước định

Một phần của tài liệu Lý luận về vật quyền và sự vận dụng trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam. (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w