- Vật quyền hình thành trên cơ sở giao dịch, hợp đồng (còn gọi là vật quyền ước định):
2.1.4.3. Nguyên tắc công kha
Vật quyền được thực thi và bảo vệ một cách hiệu quả khi việc xác lập, chuyển dịch vật quyền từ chủ thể này sang chủ thể khác được công khai, đây là cơ chế giúp cho người khác xác định được tính chất pháp lý của tài sản, chủ thể có vật quyền, góp phần đảm bảo an tồn trong các giao dịch dân sự. Chủ thể có vật quyền có thể cơng khai bằng các phương thức khác nhau như nắm giữ tài sản, cơng bố quyền của mình đối với tài sản, thực hiện việc đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền... Việc đăng ký và cơng khai vật quyền có hai mức độ giá trị như sau:
- Việc đăng ký và công khai là điều kiện để việc chuyển vật quyền (đối với một số loại tài sản bắt buộc phải đăng ký như nhà, đất, ơ tơ, tàu biển...) có hiệu lực. Ví dụ một người bán một mảnh đất cho người khác thì thời điểm chuyển quyền sở hữu mảnh đất ấy tính từ khi người mua làm xong thủ tục đăng ký tài sản tại cơ quan có thẩm quyền. Mơ hình này được các nước như Đức, Nga, Trung Quốc... vận dụng.
- Việc đăng ký và cơng khai sự chuyển dịch vật quyền có giá trị đối kháng với người thứ ba, tức là sự chuyển quyền giữa các bên có hiệu lực ngay từ thời điểm xác lập thỏa thuận, khơng
cần cơng khai cũng có hiệu lực, nếu khơng cơng khai thì khơng thể đối kháng với người thứ ba. Ví dụ một người bán mảnh đất cho người khác thì quyền sở hữu mảnh đất được xác lập đối với người mua kể từ thời điểm hai bên có thỏa thuận, việc đăng ký chuyển tên từ người bán sang người mua là để công khai quyền sở hữu và đối kháng người khác về chủ quyền đối với tài sản. Pháp luật các nước như Pháp, Nhật Bản,… áp dụng mơ hình này.
Việc áp dụng cách nào là tuỳ thuộc chính sách lập pháp của mỗi nước trên cơ sở mức độ phát triển, hoàn thiện của pháp luật về đăng ký và bộ máy cơ quan đăng ký tài sản.