- Vật quyền hình thành trên cơ sở giao dịch, hợp đồng (còn gọi là vật quyền ước định):
3.1.3.1. Về quyền đốivới bất động sản liền kề
Như đã phân tích ở trên, địa dịch là chế định được ghi nhận trong BLDS nhiều nước như Pháp, Đức, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc (trong hệ thống pháp luật Việt Nam, thuật ngữ "địa dịch" không được sử dụng bởi các nhà lập pháp cho rằng việc giải nghĩa thuật ngữ địa dịch (từ Hán Việt) có thể dẫn đến cách hiểu, nội dung khác nhau, thay vào đó là thuật ngữ "quyền đối với bất động sản liền kề". Theo giải thích của cơ quan chủ trì soạn thảo BLDS năm 2015 thì "Bộ luật này khơng sử dụng thuật ngữ "quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề" như BLDS năm 2005 bởi vì có những quan hệ mà pháp luật không yêu cầu hai bất động sản phải sử dụng lẫn nhau; pháp luật chỉ giới hạn quyền sử dụng của một chủ sở hữu bất động sản nào đó, vì lợi ích của chủ bất động sản lân cận chứ chủ sở hữu bất động sản lân cận không sử dụng hạn chế bất động sản đó"). Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, quyền đối với bất động sản liền kề là vật quyền hạn chế đã được ghi nhận tại BLDS năm 1995 (Điều 278), BLDS năm 2005 (Điều 173, Điều 273, Điều 274, Điều 279) với tên gọi là quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề; tiếp tục được kế thừa, hoàn thiện tại BLDS năm 2015 và được ghi nhận trong một số văn bản QPPL có liên quan.
BLDS năm 2015 định nghĩa quyền đối với bất động sản liền kề là "quyền được thực hiện
phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền)" (Điều 245). Định nghĩa này cho thấy BLDS năm 2015 đã tiếp cận quyền
đối với bất động sản liền kề là mối quan hệ giữa hai bất động sản chứ không phải là mối quan hệ giữa hai chủ bất động sản như khái niệm trước đây tại BLDS năm 2005. Về cơ bản các quy định của BLDS năm 2015 có sự tương thích với pháp luật dân sự các nước về chế định địa dịch như đối tượng của quan hệ địa dịch, chủ thể hưởng địa dịch, căn cứ xác lập, chấm dứt địa dịch.
Điều 171 Luật Đất đai năm 2013 cũng ghi nhận về quyền đối với bất động sản liền kề với thuật ngữ khác là "quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề", theo đó "Quyền sử dụng hạn
chế đối với thửa đất liền kề bao gồm quyền về lối đi; cấp, thoát nước; tưới nước, tiêu nước trong canh tác; cấp khí ga; đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý trên thửa đất liền kề". Về đăng ký quyền, Luật Đất đai năm 2013 quy định "Việc xác lập quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự và phải thực hiện đăng ký theo quy định tại Điều 95 của Luật này". Việc đăng ký quyền sử dụng hạn
chế đối với thửa đất liền kề được quy định tại khoản 2 Điều 171 Luật Đất đai năm 2013; Điều 73 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều, khoản của Luật Đất đai (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ); điểm q khoản 1 Điều 17, khoản 13 Điều 18 và khoản 1 Điều 20 của Thông tư số 23/2014/TT- BTNMT ngày 19/05/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Bên cạnh đó, pháp luật về quy hoạch xây dựng có những quy định về quyền đối với bất động sản liền kề, từ Luật Xây dựng năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), Luật Quy hoạch năm 2017 đến quy chuẩn quy hoạch xây dựng, trong đó, có những quy định cụ thể hóa quyền bảo đảm an tồn trong trường hợp cơng trình khi sử dụng có khả năng gây ơ nhiễm mơi trường, quyền về cấp, thoát nước qua bất động sản liền kề, mắc đường dây tải điện, quyền mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản khác…