Sự vậndụng lý luận về vật quyền trong hệ thống pháp luật mộtsố nước trên thế giớ

Một phần của tài liệu Lý luận về vật quyền và sự vận dụng trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam. (Trang 59 - 69)

- Vật quyền hình thành trên cơ sở giao dịch, hợp đồng (còn gọi là vật quyền ước định):

2.3.3.1. Sự vậndụng lý luận về vật quyền trong hệ thống pháp luật mộtsố nước trên thế giớ

thế giới và bài học kinh nghiệm trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam

2.3.3.1. Sự vận dụng lý luận về vật quyền trong hệ thống pháp luật một số nước trênthế giới thế giới

Lý thuyết vật quyền được vận dụng tương đối nhuần nhuyễn, phổ biến trong hệ thống pháp luật của các quốc gia phát triển như Pháp, Đức, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc và cả Hoa Kỳ, Anh, Canada cho thấy giá trị phổ quát của lý thuyết này (việc vận dụng lý luận vật quyền trong pháp luật dân sự của các nước có sự đa dạng về cấu trúc cũng như nội dung:

+ Về cấu trúc nội dung vật quyền trong BLDS các nước hiện nay có hai phương thức chính là Institutiones và Pandekten. Mỗi một phương thức đều có những ưu, nhược điểm và khơng một phương thức nào có thể giải quyết được tất cả những gì mà nhà làm luật mong đợi. BLDS các nước lựa chọn phương thức cấu trúc nào là tuỳ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh xã hội và quan điểm của các nhà lập pháp.

+ Cấu thành nội dung của chế định vật quyền thường được nghiên cứu gồm quyền sở hữu

và các vật quyền khác. Quyền sở hữu được coi là vật quyền chính, quyền quan trọng nhất thiết lập trên tài sản, thể hiện chủ quyền đối với tài sản và làcơ sở cho tất cả các vật quyền khác. Vật quyền khác (như quyền địa dịch, quyền bề mặt, quyền hưởng dụng, quyền thuê đất dài hạn, các vật quyền bảo đảm….) được hiểu là quyền của chủ thể không phải là chủ sở hữu của tài sản nhưng có quyền sử dụng và hưởng những lợi ích mà tài sản đó mang lại).

Nhìn chung, pháp luật dân sự của nhiều quốc gia trên thế giới coi vật quyền là chế định cơ bản cần tập trung quy định, làm cơ sở cho việc quy định các chế định khác. Bên cạnh những quy định về quyền sở hữu, đến nay pháp luật các nước đã ghi nhận trên dưới 15 vật quyền hạn chế (bao gồm cả các vật quyền bảo đảm); cùng với đó là hệ thống văn bản pháp luật minh bạch đặc tính pháp lý của tài sản - cịn gọi là các văn bản về vật quyền hình thức gồm các quy định về đăng ký tài sản, đăng ký giao dịch, giao dịch bảo đảm... Điều này có ý nghĩa hết sức thiết thực trong nền kinh tế thị trường với các quan hệ pháp luật phong phú, các loại tài sản được đưa vào lưu thông trên thị trường trong môi trường pháp lý minh bạch, đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ của từng chủ thể. Cụ thể:

*Pháp luật Cộng hòa Pháp

Về tổng thể, chế định vật quyền được ghi nhận xuyên suốt từ Hiến pháp đến các đạo luật

như BLDS, Bộ luật sở hữu trí tuệ, Bộ luật thương mại, Bộ luật xây dựng và nhà ở, Bộ luật hàng không dân sự, Bộ luật môi trường, Bộ luật chung về sở hữu của pháp nhân công, Bộ luật về tài sản của Nhà nước, Bộ luật Tố tụng dân sự, Bộ luật thi hành án dân sự, Bộ luật hình sự, Bộ luật trưng dụng tài sản phục vụ việc sử dụng công.

Về nội dung chế định vật quyền, Hiến pháp của Pháp hiện hành được sửa đổi, bổ sung từ

bản Hiến pháp năm 1958, có Phần mở đầu và 15 thiên và khơng có mục quy định riêng về quyền sở hữu tài sản. Tuy nhiên, quyền sở hữu tài sản luôn là một vấn đề đặc biệt quan trọng ở nước Pháp và được nhắc đến ngay trong Phần lời nói đầu của Hiến pháp thơng qua việc ghi nhận các quyền được nêu trong Tuyên bố về quyền con người và quyền công dân năm 1789 Trong bản Tuyên bố này có hai nội dung quan trọng về quyền sở hữu như sau: "Mục tiêu của tất cả các tổ

chức chính trị là giữ gìn các quyền tự nhiên và khơng thể triệt tiêu của con người. Đó là các quyền tự do, sở hữu, an toàn và phản kháng chống lại sự áp bức" (Điều 2) và "Sở hữu là một quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm, khơng ai có thể tước đoạt quyền sở hữu, trừ trường hợp vì sự cần thiết của cộng đồng mà sự tước đoạt này được thừa nhận hợp pháp và được bồi thường trước và công bằng" (Điều 17).

Bộ luật Dân sự Pháp (BLDS Pháp được ban hành năm 1804 (còn được gọi là BLDS Napoléon), qua hơn 200 năm thực hiện, Bộ luật này được sửa đổi, bổ sung nhiều lần. Lần sửa đổi, bổ sung gân nhất là vào năm 2016 (ngày 10/2/2016, Tổng thống Pháp đã ký ban hành Sắc luật số 2016-131 về cải cách pháp luật về hợp đồng, cơ chế thực hiện nghĩa vụ và bằng chứng của nghĩa vụ. Theo đó, nhiều quy định của BLDS về nghĩa vụ và hợp đồng (từ Điều 1101 đến Điều 1369-11) đã được sửa đổi, bổ sung). BLDS Pháp mà tác giả Luận án tiếp cận được đăng tải trên trang web của Légifrance (Légifrance là một cơng cụ chính thức của dịch vụ cơng ở Pháp cho phép truyền tải Pháp luật và truy cập tự do, miễn phí tất cả những văn bản luật chính của Pháp)), được coi là bộ luật tiêu biểu của thiết kế cấu trúc theo phương thức Institutiones, theo đó, bộ luật khơng có phần (quyển) về quy định chung, khơng có sự liên kết chặt chẽ giữa các phần mà là sự tập hợp hóa các chế định của pháp luật dân sự. BLDS Pháp gồm có 4 quyển (Quyển thứ nhất: Cá nhân; Quyển thứ hai: Tài sản và những thay đổi về sở hữu; Quyển thứ ba: Các phương thức xác lập quyền sở hữu;

Quyển thứ tư: Các biện pháp giao dịch bảo đảm), theo đó, quyển thứ hai có tên gọi "Tài sản và những thay đổi về sở hữu" (Điều 515-14 đến Điều 710) đề cập tới cả vật và các vật quyền. Chế định vật quyền được thể hiện tại bộ luật này và luật có liên quan như sau:

- Về quyền sở hữu, BLDS Pháp ghi nhận ba đặc trưng cơ bản của quyền sở hữu là [121]:

(1) tính tuyệt đối (tính chất tuyệt đối của quyền sở hữu là cụ thể hóa sự ghi nhận trong Tuyên bố về quyền con người và quyền cơng dân năm 1789, đó là quyền "thiêng liêng và bất khả xâm phạm"), theo đó, chủ sở hữu có quyền làm tất cả những gì theo ý muốn đối với tài sản của mình, làm chủ tài sản của mình mà khơng có giới hạn (khác với các chủ thể khác có quyền đối với tài sản) (tuy nhiên tính tuyệt đối của quyền sở hữu có giới hạn để phù hợp với trật tự cơng); (2) tính tính riêng biệt: chủ sở hữu là người chủ duy nhất của tài sản, có độc quyền đối với tài sản của mình, một mình khai thác cơng dụng của tài sản (tuy nhiên, cũng như đã nêu ở đặc trưng về tính tuyệt đối của quyền sở hữu, quyền riêng biệt của chủ sở hữu đối với tài sản bị giới hạn trong những trường hợp nhất định vì lợi ích chung, được pháp luật quy định); (3) tính vĩnh cửu: quyền sở hữu kéo dài cùng với sự tồn tại của vật, cụ thể, Điều 2227 BLDS Pháp quy định "Quyền sở hữu khơng có thời hiệu", nghĩa là khơng chịu sự chi phối của các quy định về thời hạn mất quyền (tuy nhiên,đây còn là vấn đề tranh cãi ở Pháp do quy định của BLDS không rõ ràng về thời hiệu mất quyền. Bộ luật quy định "quyền sở hữu không có thời hiệu" nhưng lại quy định về thời hạn cho việc khởi kiện). Tại BLDS Pháp, quyền sở hữu (được ghi nhận tại Quyển thứ hai về tài sản và những thay đổi về sở hữu và Quyển thứ ba về những quy định chung về các phương thức xác lập quyền sở hữu). Về các hình thức sở hữu, theo pháp luật Pháp, các hình thức sở hữu bao gồm sở hữu chung/tập thể, sở hữu cá nhân.

- Về các vật quyền hạn chế, được ghi nhận tại Quyển thứ hai của bộ luật này gồm có quyền

hưởng dụng (từ Điều 578 đến Điều 624); quyền sử dụng, quyền cư dụng (từ Điều 625 đến Điều 636); địa dịch (từ Điều 637 đến Điều 710). Tiếp đến, Quyển thứ tư (Điều 2284 đến Điều 2488-12) của BLDS Pháp điều chỉnh về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, trong đó phân tách rõ biện pháp bảo đảm đối nhân và biện pháp bảo đảm đối vật, theo đó biện pháp bảo đảm đối vật (vật quyền bảo đảm) gồm các biện pháp bảo đảm bằng động sản (bao gồm: quyền ưu tiên đối với động sản (Điều 2330 đến Điều 2332-4); cầm cố tài sản là động sản (2333-2366) và bảo lưu quyền sở hữu hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (Điều 2367 đến Điều 2372- 5)) và các biện pháp bảo đảm bằng bất động sản (bao gồm: quyền ưu tiên đối với bất động sản (Điều 2374 đến Điều 2392), cầm cố bất động sản (Điều 2393 đến Điều 2395), thế chấp (Điều 2396 đến Điều 2425)). Có thể thấy rằng, về cấu trúc, các nhà lập pháp của Cộng hịa Pháp khơng phủ nhận tính chất vật quyền của quyền ưu tiên và các biện pháp cầm cố, thế chấp. Tuy nhiên, các nhà lập pháp cho rằng, việc sắp xếp các nội dung về vật quyền bảo đảm tại Quyển thứ tư hợp lý, logic hơn và nhấn mạnh được hệ quả pháp lý trong trường hợp một hoặc các bên không tuân thủ các nghĩa vụ của hợp đồng [133].

Về tổng thể, tại Cộng hòa liên bang Đức (CH LB Đức), chế định vật quyền được ghi nhận

trong nhiều văn bản QPPL từ Đạo luật Cơ bản (Hiến pháp của CH LB Đức có tên riêng là "Đạo luật Cơ bản" (Grundgesetz)) cho đến BLDS và nhiều văn bản trong các lĩnh vực cụ thể. Nội dung các vật quyền thường được quy định trong các luật nội dung của hệ thống luật tư; trong khi đó, các giới hạn quyền sở hữu thường được quy định bởi hệ thống luật công như Bộ luật Xây dựng, Luật Đường bộ Liên bang, Luật Mua lại đất đai.… Ngoài ra, hệ thống pháp luật liên quanđến sở hữu có khả năng thích ứng với điều kiện kinh tế - xã hội thay đổi thông qua án lệ của Tòa án Hiến pháp Liên bang, Tòa án Liên bang tối cao và các Tòa án Liên bang tối cao chuyên ngành, cũng như thông qua tiếp thu các quan điểm khoa học hay hoạt động ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung luật hiện hành. Đạo luật cơ bản ghi nhận việc bảo đảm quyền sở hữu (đối với bảo đảm sở hữu thì có hai hình thức can thiệp chính, đó là tước quyền sở hữu và quy định pháp luật về nội dung và hạn chế quyền sở hữu), theo đó, khơng chỉ bảo vệ sở hữu vật theo BLDS, mà cịn bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (được ghi nhận trong các luật như: Luật Quyền tác giả, Luật Sáng chế, Luật Nhãn hiệu, Luật Bảo vệ bí mật kinh doanh), quyền địi nợ, quyền đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, quyền từ bảo hiểm hưu trí hay bảo hiểm thất nghiệp. Ngồi các văn bản nêu trên, cịn có nhiều văn bản QPPL điều chỉnh quan hệ sở hữu như Luật công chứng; Thông tư đăng ký đất đai; Luật về chuyển nhượng bất động sản; Bộ luật xây dựng Liên bang; Quy chế Liên bang về quy hoạch thị trấn; Luật đầu tư vốn; Luật sở hữu căn hộ; Luật xây dựng trên đất của người khác; Luật về đăng ký bất động sản; Luật liên quan thủ tục định đoạt bất động sản [54, tr.252-253]. Pháp luật CHLB Đức chia vật quyền thành 2 loại: vật quyền về nội dung và vật quyền về hình thức. "Vật quyền về nội dung được quy định tại BLDS và các đạo luật khác như Luật về sở hữu căn hộ; Luật về xây dựng trên đất của người khác và một số luật liên quan phát sinh trong quá trình thống nhất nước Đức. Luật về vật quyền hình thức có nhiều cấp bậc, như Luật về đăng ký bất động sản là đạo luật của liên bang, Luật liên quan đến thủ tục định đoạt bất động sản hướng dẫn thi hành Luật về đăng ký bất động sản và chế độ bất động sản do Bộ Tư pháp liên bang (được Quốc hội giao quyền) ban hành, một số Luật của các bang điều chỉnh vật quyền hình thức" [61].

Về nội dung chế định vật quyền, trong luật tư của Đức, BLDS (BLDS Đức được ban hành

năm 1896 gồm có 2385 Điều, được sửa đổi 2 lần lớn vào năm 1977 (chủ yếu sửa về hôn nhân và gia đình liên quan đến tăng quyền của phụ nữ trong quan hệ gia đình, đảm bảo bình đẳng nam nữ) và năm 2003 (các nội dung sửa đổi tập trung vào phần trái quyền và chủ yếu đáp ứng yêu cầu khi gia nhập liên minh châu Âu)) [71] được coi là đạo luật có vị trí trung tâm trong hệ thống pháp luật tư, trong đó chế định sở hữu được coi là chế định quan trọng trong Bộ luật này. Cấutrúc của BLDS Đức được xây dựng trên truyền thống luật dân sự La Mã, có 5 quyển, bao gồm: Quyển 1 - Phần chung, Quyển 2 - Luật nghĩa vụ, Quyển 3 - Luật vật quyền , Quyển 4 - Luật gia đình và Quyển 5 - Luật thừa kế. BLDS Đức được coi là bộ luật tiêu biểu của thiết kế cấu trúc theo phương thức Pandekten, theo đó bộ luật có Quyển 1 là "Những quy định chung" với thiết kế theo cách gom lại những quy định chung nhất mang tính nguyên tắc của BLDS, những quy định áp dụng xuyên suốt trong cả Bộ luật.

Qua cấu trúc trên, có thể thấy, BLDS Cộng hòa Liên bang Đức sắp xếp quy định về trái quyền thể hiện tại Quyển 2 - trước những quy định về vật quyền. Các nhà lập pháp Đức cũng cho rằng, bản thân vật quyền, trái quyền có sự đan xen lẫn nhau, các nội dung về trái quyền cần được đặt trước các quy định về vật quyền, bởi vấn đề chuyển dịch quyền, thụ đắc quyền, mất quyền còn liên quan đến cả q trình thực hiện quyền đó, tức là vận dụng quy định trái quyền để bảo vệ vật quyền. Nhà lập pháp CH LB Đức cho rằng, "xét trong tổng thể, trái quyền có ưu thế tổng quan hơn, bởi vậy quyển về trái quyền được đặt lên trước nội dung về vật quyền. Tuy nhiên, thứ tự sắp xếp không dẫn đến sự thay đổi về mặt nội dung và nguyên lý áp dụng" [14].

Các nội dung điều chỉnh về vật quyền được ghi nhận tập trung tại Quyển 3 của BLDS (Điều 854 - 1296) (Quyển 3. Vật quyền có 443 điều, từ điều 854 đến điều 1296, cấu trúc thành 8 chương. Cụ thể: Chương 1. Chiếm hữu; Chương 2. Các quy định chung về quyền đối với đất đai; Chương 3. Sở hữu; Chương 4. Địa dịch (servitus); Chương 5. Quyền mua ưu tiên; Chương 6. Các hạn chế thực tế đối với đất đai (Reallasten), Chương 7. Thế chấp, Nợ điền địa… Chương 8. Cầm cố động sản và quyền), theo đó, các quy định về quyền sở hữu và vật quyền hạn chế gồm các quyền sau: địa dịch (từ Điều 1018 đến Điều 1029); quyền hưởng dụng (từ Điều 1030 đến Điều 1089); vật quyền bảo đảm gồm: thế chấp (từ Điều 1113 đến Điều 1190), nợ điền địa (từ Điều 1191 đến Điều 1272); cầm cố (từ Điều 1273 đến Điều 1296).

*Pháp luật Nhật Bản

Về tổng thể, ngoài hiến pháp, pháp luật về quyền đối với tài sản của Nhật Bản được điều

chỉnh bởi BLDS (BLDS Nhật Bản được ban hành năm 1896, được sửa đổi bổ sung một số điều nhiều lần (chẳng hạn quy định về gia đình và thừa kế đã được sửa đổi sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quy định về công ty được tách ra khỏiBLDS năm 2005, năm 2018 nhiều quy định về hợp đồng tại Bộ luật này được sửa đổi (các nội dung sửa đổi có hiệu lực từ tháng 4/2022))), Bộ luật thương mại, Bộ luật tố tụng dân sự và nhiều đạo luật có liên quan (chẳng hạn Luật Bằng sáng chế, Luật Bản quyền, Luật Nhãn hiệu), các đạo luật chịu ảnh hưởng lớn từ hệ thống pháp luật thành văn của CH LB Đức, ở mức độ thấp hơn là chịu sự ảnh hưởng của pháp luật Cộng hòa Pháp và cũng được điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh của Nhật Bản (chẳng hạn, tại thời điểm xây dựng dự thảo BLDS Nhật Bản, lúc đầu các nhà lập pháp có ý định dựa trên BLDS Pháp nhưng không được thừa nhận. Sau đó, nhà làm luật đã lấy BLDS Đức làm nền tảng, cộng thêm án lệ Anh, Mỹ để soạn thảo BLDS Nhật và được chấp nhận).

Về nội dung chế định vật quyền, được ghi nhận tập trung tại BLDS. BLDS của Nhật Bản

quy định vật quyền tại phần hai, trái quyền tại phần ba. Nội dung của phần thứ hai quy định về quyền chiếm hữu, quyền sở hữu, các vật quyền hạn chế và vật quyền bảo đảm (Các nội dung của vật quyền bảo đảm cũng có thể được xếp vào một phần của vật quyền hạn chế; đặc quyền nhận trước, quyền cầm giữ tài sản cũng có thể được xếp vào nhóm vật quyền bảo đảm).

Các vật quyền hạn chế được ghi nhận tại BLDS Nhật Bản gồm quyền bề mặt (từ Điều 265 đến Điều 269.2); quyền thuê đất dài hạn (từ Điều 270 đến Điều 279); địa dịch (từ Điều 280 đến

Một phần của tài liệu Lý luận về vật quyền và sự vận dụng trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam. (Trang 59 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w