Vật quyềnbảo đảm

Một phần của tài liệu Lý luận về vật quyền và sự vận dụng trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam. (Trang 50 - 55)

- Vật quyền hình thành trên cơ sở giao dịch, hợp đồng (còn gọi là vật quyền ước định):

2.2.2.5. Vật quyềnbảo đảm

* Khái niệm

Vật quyền bảo đảm được định nghĩa là "quyền trực tiếp và ngay tức khắc của bên nhận

bảo đảm trên một tài sản", theo đó bên nhận bảo đảm "có quyền "áp đặt" quyền của mình lên tài sản, mà không cần đến sự đồng ý hoặc không đồng ý của chủ thể khác" [78]. Trong quan hệ vật

quyền bảo đảm, chủ sở hữu tài sản trao mộtsố quyền năng (có điều kiện) cho bên nhận bảo đảm để trong trường hợp nghĩa vụ không được thực hiện, thực hiện khơng đúng thì bên nhận bảo đảm được xử lý tài sản đó. Chẳng hạn bên nhận bảo đảm có quyền cầm giữ, định đoạt tài sản cầm cố; quyền truy đòi, định đoạt tài sản thế chấp; quyền cầm giữ tài sản trong hợp đồng song vụ. Việc trao các quyền năng này nhằm mục đích dành cho bên nhận bảo đảm sự an tồn trong quan hệ và khả năng được thu hồi trực tiếp quyền lợi của mình.

Vật quyền bảo đảm được đánh giá là "có tác dụng tạo ra sự an tồn cho người có quyền

trong q trình tham gia vào một quan hệ nghĩa vụ, thay vì phải lệ thuộc vào vai trị chủ động của người có nghĩa vụ để có được sự thực hiện nghĩa vụ thoả đáng, người có vật quyền bảo đảm có thể tác động vào tài sản" [47, tr.39-46]. Cần lưu ý rằng chế định về biện pháp bảo đảm thực hiện

nghĩa vụ bao gồm nhiều quy định về tài sản bảo đảm, xác lập, thực hiện biện pháp bảo đảm; xử lý tài sản bảo đảm…; trong đó, vật quyền bảo đảm là một phần trong tổng thể đó, gồm những quy định về quyền trực tiếp của bên nhận bảo đảm đối với tài sản bảo đảm. ở một khía cạnh khác, quan hệ bảo đảm hiện nay không chỉ bao gồm bên nhận bảo đảm và bên bảo đảm mà cịn có thể có bên thứ ba dùng tài sản của mình để đảm bảo cho nghĩa vụ của người có nghĩa vụ.

Trong pháp luật La Mã, có ba vật quyền bảo đảm phổ biến là bán đợ (thuật ngữ trong luật La Mã là "fiducia"), cầm cố (thuật ngữ trong luật La Mã là "pignus") và thế chấp (thuật ngữ trong luật La Mã là "hypotheca"). Trong đó, "bán đợ là hình thái cổ mà chủ nợ có quyền sở hữu (trong

một khoảng thời gian xác định) đối với vật được dùng để bán đợ (quan hệ này tương ứng với hình thức mua bán có chuộc lại, bảo lưu quyền sở hữu ngày nay)" [120]. Đối với cầm cố, "chủ nợ có quyền chiếm hữu (đi kèm đó là quyền sử dụng và hưởng dụng) cịn đối với thế chấp, người nhận thế chấp được giao quyền định đoạt (thường là bán) vật thế chấp trong trường hợp con nợ không trả được nợ" [120].

Ngày nay, vật quyền bảo đảm được chia thành hai nhóm bao gồm vật quyền bảo đảm pháp định (do luật quy định) gồm quyền cầm giữ, đặc quyền nhận trước (quyền ưu tiên) và vật quyền bảo đảm ước định (được thiết lập trên cơ sở hợp đồng) gồm cầm cố, thế chấp, bảo lưu quyền sở hữu. Ngoài ra, pháp luật một số nước cũng có những quy định đặc thù đối với vật quyền bảo đảm, như BLDS của Cộng hòa Liên bang Đức quy định về "nợ điền địa" như một loại vật quyền bảo đảm [14].

*Nội dung

- Vật quyền bảo đảm cho phép bên nhận bảo đảm có một số quyền năng mạnh mẽ và trực

kháng; quyền theo đuổi tài sản (Quyền theo đuổi được ghi nhận xuất phát từ đặc điểm của vật quyền là cho phép người có quyền đối vật được phép thực hiện quyền của mình trên vật bất kể vật đang nằm trong tay ai. Quyền này cho phép bên bảo đảm có thể định đoạt tài sản (cho dù tài sản đó đang được bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ), trường hợp bên bảo đảm không thực hiện nghĩa vụ của mình, bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản (cho dù quyền sở hữu đã được chuyển giao)).

- Bên nhận bảo đảm được trao một số quyền năng để kiểm soát, giám sát được tài sản, ngăn cản việc tẩu tán hoặc làm giảm giá trị tài sản.

- Vật quyền bảo đảm cho phép người có quyền thực hiện quyền của mình đối với tài sản

bảo đảm trước những chủ thể khác đã xác lập vật quyền bảo đảm sau mình (tạm gọi là quyền ưu tiên). Điều này có nghĩa, trong trường hợp nhiều người có quyền đối vật cùng loại trên cùng một tài sản, thì người có quyền đối vật được xác lập trước có quyền ưu tiên so với những người có quyền đối vật được xác lập sau. Vật quyền bảo đảm cho phép bên có quyền "chống lại" các chủ thể khác có liên quan đến tài sản bảo đảm kể từ thời điểm phát sinh quyền đối kháng. Cụ thể hơn, khi vật quyền bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng (thông qua cơ chế đăng ký hoặc chiếm giữ tài sản) thì quyền ưu tiên chính thức được xác lập lên tài sản, mà khơng phụ thuộc vào ý chí của chủ thể nhận bảo đảm sau.

*Các loại vật quyền bảo đảm Cầm cố

Cầm cố được xếp loại trong nhóm vật quyền hình thành trên cơ sở ước định, nội dung vật quyền trong quan hệ cầm cố thể hiện: bên nhận cầm cố có quyền nắm giữ tài sản cầm cố, có quyền ưu tiên thanh tốn, quyền theo đuổi tài sản.

Thế chấp

Bên nhận nhận thế chấp dù khơng nắm giữ tài sản thế chấp nhưng có thể kiểm sốt về mặt pháp lý của tài sản như quyền giữ bản chính giấy tờ về quyền sở hữu tài sản; quyền kiểm tra trực tiếp tài sản, quyền đồng ý hoặc không đồng ý bên thế chấp cho thuê tài sản; quyền giám sát (sổ sách xuất nhập, kiểm tra thực tế) hànghóa luân chuyển. Bên nhận thế chấp có quyền theo đuổi tài sản (Ví dụ: bên thế chấp có thể bán tài sản đang thế chấp (chỉ cần có nghĩa vụ thơng báo cho bên nhận thế chấp mà không cần sự đồng ý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; các bên không cần phải đáo hạn hợp đồng vay và hợp đồng thế chấp); trong trường hợp bên thế chấp khơng hồn thành nghĩa vụ, bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu người mua, người nhận tặng cho tài sản thế chấp… phải giao tài sản cho mình để xử lý thu hồi nợ. Nguyên tắc này khơng chỉ bảo vệ người có quyền đối vật, mà cịn khuyến khích tài sản bảo đảm tham gia các giao dịch dân sự, thương mại, cũng như xác định cơ chế pháp lý ràng buộc trách nhiệm của người mua, người nhận tặng cho tài sản…); quyền ưu tiên thanh tốn; quyền tự mình thu giữ tài sản.

Cầm giữ tài sản

Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (gọi là bên cầm giữ) đang chiếm giữ hợp pháp động sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được cầm giữ động sản khi bên có nghĩa vụ khơng thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện nghĩa vụ khơng đúng theo thỏa thuận (Ví dụ: A có một chiếc xe ô tô

gửi vào bãi trông xe của B và đến hạn A chưa thanh tốn tiền cho B thì A lại bán xe cho C. Trong trường hợp này B trở thành người có quyền cầm giữ tài sản, B có thể từ chối giao xe cho C nếu chưa được thanh toán). Pháp luật dân sự các nước có sự khác nhau về quyền cầm giữ tài sản, có nước như Đức (BLDS Đức coi đây là quyền từ chối giao vật trên cơ sở trái quyền) không coi đó là vật quyền mà thay vào đó là những quy định đặc biệt trong mối quan hệ với người thứ ba; trong khi đó, Nhật Bản, Thụy Sĩ, Pháp quy định đó là vật quyền bảo đảm ở các mức độ mạnh, nhẹ khác nhau, Cụ thể:

Bộ luật dân sự Thụy Sĩ quy định quyền cầm giữ là vật quyền pháp định, tương đương với cầm cố và chỉ áp dụng đối với động sản. Pháp luật Thụy Sĩ quy định điều kiện thực hiện quyền cầm giữ khắt khe hơn pháp luật Nhật Bản. Theo quy định của Thụy Sĩ quyền cầm giữ chỉ có hiệu lực đối với tài sản của người có nghĩa vụ; cịn theo quy định của Nhật Bản quyền cầm giữ có thể xác lập trên tài sản của người khác.

Theo BLDS Nhật Bản, quyền cầm giữ là vật quyền, nhưng không quy định ưu tiên thanh tốn, khơng được phát mại, vì vậy khơng triệt để. Các vật quyền khác vẫn phải được bảo đảm, nhưng quyền cầm giữ khơng mất đi. Vì vậy, nếu có phát mại thì vẫn khơng giao được vật cho đến khi nghĩa vụ thanh toán đã được thực hiện.Khi người cầm giữ khơng cịn chiếm giữ vật thì quyền cầm giữ cũng khơng tồn tại nữa. Sự khác biệt giữa quyền cầm giữ và quyền cầm cố là: tài sản cầm cố có thể được bán đấu giá trong xử lý tài sản và người nhận cầm cố được ưu tiên thanh toán. Trong khi người cầm giữ khơng được quyền ưu tiên thanh tốn. Pháp luật Nhật Bản chỉ quy định người cầm giữ được quyền cầm giữ vật đến khi nghĩa vụ được thực hiện (khoản nợ được thanh toán). Quy định về quyền cầm giữ trong BLDS Nhật Bản được đánh giá là quy định thiếu rõ ràng nhất, điều kiện áp dụng chung chung, quyền cầm giữ khơng có ý nghĩa làm phát sinh thứ tự ưu tiên thanh toán.

Theo quy định của BLDS Pháp, người cầm giữ có quyền từ chối trao trả lại vật cho đến khi nghĩa vụ được thực hiện. Trong thực tiễn thi hành, người có quyền cầm giữ cịn có vị trí cao hơn cả những người có vật quyền bảo đảm khác, ví dụ như người nhận thế chấp.

Bảo lưu quyền sở hữu (còn được gọi là bảo đảm chuyển nhượng động sản)

Biện pháp bảo lưu quyền sở hữu được áp dụng trong hợp đồng mua bán tài sản, theo đó, bên bán được giữ lại quyền sở hữu cho tới khi bên mua thanh toán hết giá trị hợp đồng, ngay cả khi tài sản được giao cho bên mua. Với biện pháp bảo đảm này, quyền sở hữu tài sản được chuyển giao tạm thời cho bên nhận bảo đảm (do vậy bên bảo đảm khơng có quyền bán tài sản bảo đảm cho một bên thứ ba). Tính chất vật quyền của biện pháp bảo lưu quyền sở hữu còn được thể hiện ở các khía cạnh sau: (1) Nếu quyền địi nợ này được chuyển nhượng thì quyền sở hữu được bảo lưu cũng đi theo quyền đòi nợ; (2) Nếu bên mua bán lại tài sản thì quyền sở hữu được bảo lưu đó cũng đi theo tài sản.

Biện pháp bảo lưu quyền sở hữu được sử dụng nhiều trong các quan hệ mua bán trả góp, trả chậm. Việc bảo lưu quyền sở hữu mang tính hình thức pháp lý, nghĩa là bên nhận bảo đảm khơng có quyền định đoạt, khai thác tài sản bởi bên bảo đảm là người thực tế nắm giữ tài sản. Để

đối kháng với người thứ ba thì bên nhận bảo đảm thường phải đăng ký.

Quyền ưu tiên (Chế định quyền ưu tiên theo tiếng Anh là "Of priviledges"- đặc quyền; một

thuật ngữ khác cịn được sử dụng để mơ tả quyền ưu tiên là "Statutory lien" - lược dịch là quyền

đặc ưu luật định hoặc quyền ưu tiên đặc biệt luật định)

Quyền ưu tiên được hiểu là quyền của chủ thể có quyền lợi trong một quan

hệ pháp luật quy định được ưu tiên thanh tốn trước người có quyền khác. Quyền ưu tiên là một trong những loại vật quyền luật định, chỉ phát sinh trên một số giao dịch được pháp luật quy định.

Quyền ưu tiên thường được đặt ra trong tình huống một tài sản gánh chịu nhiều nghĩa vụ đối với nhiều chủ thể có quyền. Bởi vậy, việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán rất quan trọng để giúp cơ quan có thẩm quyền phân chia tài sản và xác định thứ tự trả nợ.

Về ý nghĩa của quyền ưu tiên :

- Đảm bảo sự cơng bằng cho chủ thể có quyền, nghĩa của cụm từ "sự cơng bằng cho chủ thể có quyền" sẽ được đặt trong mối quan hệ, giao dịch cụ thể, chẳng hạn người cho thuê đất sẽ được ưu tiên thanh toán trước những người khác từ việc xử lý hoa màu trên đất nếu người thuê không trả tiền thuê, nguyên lý của quyền ưu tiên ở đây là hoa màu (động sản) là tài sản được hình thành trên mảnh đất thuê vì vậy, người cho thuê xứng đáng là người được hưởng đặc quyền nhận trước.

- Đảm bảo chính sách xã hội, chẳng hạn chính sách pháp luật của một số nước luôn ưu tiên, đảm bảo cho người lao động được trả lương, vì vậy trong một số trường hợp như doanh nghiệp phá sản hoặc không chịu chi trả tiền nhân công, quyền nhận lương của người lao động sẽ được coi là quyền ưu tiên nhận trước đối với việc xử lý tài sản của doanh nghiệp đó.

- Bảo hộ những ngành nghề đặc biệt, thông thường là những ngành cung cấp dịch vụ, hàng hóa thiết yếu cho đời sống xã hội như điện, nước, điện thoại. Thực tế ở nhiều nước cho thấy, các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa thiết yếu như điện, nước, điện thoại là các doanh nghiệp cơng ích, việc khách hàng khơng chịu thanh tốn các khoản phí xảy ra thường xuyên, bởi vậy, quyền được thanh toán của các doanh nghiệp này cũng có thể được xem là quyền ưu tiên nhận trước khi xử lý tài sản của khách hàng.

Quyền ưu tiên được phân thành 2 loại gồm:

- Quyền ưu tiên chung: thường được pháp luật thừa nhận cho một số chủ thể xác định. Bao gồm: (1) Cơ quan nhà nước (đối với các khoản nợ án phí, lệ phí, thuế), chi phí giải quyết phân chia tài sản; (2) Cá nhân đối với chi phí mai táng, chi phí cung cấp nhu yếu phẩm cho người có quyền địi nợ; các khoản nợ tiền lương, tiền cơng, phụ cấp, tiền bảo hiểm của người lao động (BLDS Pháp quy định giớihạn quyền ưu tiên cho người lao động là các khoản nợ trong thời gian tối đa 6 tháng). Quyền ưu tiên chung được áp dụng đối với với các tài sản của bên có nghĩa vụ, gồm cả động sản và bất động sản.

- Quyền ưu tiên đặc biệt: thường được áp dụng đối với tài sản nhất định của bên có nghĩa vụ. Quyền ưu tiên đặc biệt được phân thành hai loại gồm:

+ Quyền ưu tiên đối với động sản (còn gọi là đặc quyền nhận trước đối với động sản): là quyền pháp luật thừa nhận cho một số chủ thể xác định để các chủ thể này được ưu tiên thanh tốn trước các chủ thể có quyền khác khi xử lý tài sản là động sản của người có nghĩa vụ. Pháp luật dân sự Nhật Bản quy định quyển ưu tiên đặc biệt trong một số giao dịch như sửa chữa động sản, mua bán động sản, thuê bất động sản, cung cấp vật tư nông nghiệp, vận tải, cho thuê nhà trọ (Chẳng hạn người bán một động sản mà chưa được trả tiền có quyền ưu tiên được thanh tốn một khi tài sản đó được đem bán một lần nữa; người cho thuê nhà có quyền ưu tiên nhận tiền thuê còn nợ bằng cách bán các động sản của người thuê để trong nhà cho th)... Thơng thường, chủ thể có quyền được thanh tốn nghĩa vụ về tài sản trong các trường hợp nói trên chỉ có quyền ưu tiên nếu cầm giữ tài sản của người có nghĩa vụ. Trong trường hợp khơng cầm giữ tài sản thì người đó có quyền yêu cầu như một chủ thể có quyền khơng có bảo đảm.

+ Quyền ưu tiên đối với bất động sản (còn gọi là đặc quyền nhận trước đối với bất động sản): phát sinh trong một số trường hợp mà chủ thể có quyền đã có cơng sức bảo toàn, gia tăng giá trị bất động sản

Quyền ưu tiên được xác lập trong các trường hợp nói trên có quyền ưu tiên thanh tốn nếu việc bảo quản, sửa chữa, thi công bất động sản làm tăng thêm giá trị của tài sản và không vượt quá yêu cầu ban đầu.

Nợ điền địa

Nợ điền địa được ghi nhận là một biện pháp bảo đảm nghĩa vụ tại BLDS Đức bên cạnh biện pháp thế chấp, cầm cố. Ngày nay BLDS Đức ghi nhận nợ điền địa là biện pháp bảo đảm tồn tại song song bên cạnh biện pháp thế chấp. Tuy nhiên, theo cách tiếp cận của pháp luật các nước khác, trong đó có Việt Nam thì nợ điền địa khơng phải là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa riêng mà là một trường hợp cụ thể của thế chấp tài sản, tương tự như quan hệ thế chấp bảo đảm nghĩa vụ trong tương lai.

Về nội dung, nợ điền địa là biện pháp bảo đảm nghĩa vụ theo một cách tương đối đặc thù, theo đó bên bảo đảm dùng tài sản là mảnh đất thuộc sở hữu của mình làm tài sản bảo đảm nghĩa vụ tại tổ chức tín dụng trong một khoảng thời gian do các bên xác định, trong khoảng thời gian đó, cho dù nghĩa vụ đã được thanh tốn hết hay chưa thì biện pháp nợ điền địa vẫn tồn tại. Theo BLDS Đức, khi một chủ mảnh đất muốn vay một khoản tiền tại ngân hàng, họ có hai lựa chọn về biện pháp bảo đảm nghĩa vụ, đó là thế chấp hoặc nợ điền địa, tùy vào việc cân nhắc đến lợi ích của các bên trong quan hệ. "Đối với thế chấp thì sau mỗi lần người vay trả tiền (trả tiền làm nhiều đợt) giá trị của việc thế chấp sẽ giảm dần (nghĩa vụ của người vay đối với ngân hàng sẽ giảm dần tuỳ thuộc vào số tiền họ trả), khi người vay trả nợ xong thì quyền yêu cầu của ngân hàng mất đi và khi đó thế

Một phần của tài liệu Lý luận về vật quyền và sự vận dụng trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam. (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w