ngữ trong luật La Mã là "jus in re aliena") hoặc quyền trên tài sản củangười khác hoặc quyền của người không phải là chủ sở hữu tài sản hoặc dịch quyền hoặc vật quyền hạn chế): lý luận về vật quyền đã chỉ ra rằng quyền đối với tài sản không chủ là đối với tài sản của chính mình mà trong một số trường hợp nhất định, quyền tuyệt đối của chủ sở hữu tài sản có thể bị hạn chế, giới hạn bởi quyền của chủ thể khác, theo đó các chủ thể này cũng có quyền trực tiếp đối với tài sản trong phạm vi nhất định, gọi là quyền khác đối với tài sản. Theo đó, người có vật quyền hạn chế được tác động trực tiếp lên tài sản của người khác nhưng khơng có đầy đủ quyền năng của một chủ sở hữu đối với tài sản này.
Quyền khác đối với tài sản là một quyền năng đối với tài sản rất mạnh, thậm chí gần như chủ sở hữu. Quyền khác đối với tài sản không thể bị đơn phương chấm dứt, không thể bị hủy bỏ, thậm chí có thể chuyển dịch theo sự chuyển dịch quyền sở hữu tài sản (điều này khác biệt với trái quyền). Quyền khác đối với tài sản chỉ bị chấm dứt trong những trường hợp rất hạn chế, hoặc theo quy định của luật, hoặc phải có sự đồng thuận ý chí của cả hai bên giao dịch, hoặc khi bên hưởng quyền từ bỏ việc hưởng quyền của mình.
Quyền khác đối với tài sản gồm các quyền trực tiếp đối với tài sản của những chủ thể không phải là chủ sở hữu của tài sản như quyền hưởng dụng, quyền sử dụng, quyền ngụ cư, quyền thuê đất dài hạn, quyền bề mặt, quyền quản lý kinh tế, quyền quản lý hoạt động, địa dịch, vật quyền bảo đảm... Ngồi ra, cịn có các vật quyền đặc biệt trên tài sản công được tạo lập bởi Nhà nước vì lợi ích của chính mình, hay vì lợi ích của tư nhân, chẳng hạn quyền khai thác mỏ, quyền đánh cá, quyền khai thác rừng… Vật quyền hạn chế phát sinh trên cơ sở quyền sở hữu (quyền sở hữu phải ln có trước), tác động hạn chế lên vật, khơng xâm phạm lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu vật.
Các loại vật quyền hạn chế có nhiều điểm khác nhau, nhưng đều có chung các đặc điểm sau đây: (1) trên một vật có thể tồn tại nhiều vật quyền hạn chế; (2) vật quyền hạn chế có tính phái sinh, nghĩa là, trước một vật quyền hạn chế bao giờ cũng có một vật quyền gốc là quyền sở hữu; (3) nội dung của các vật quyền hạn chế ln mang tính khơng đầy đủ, khơng trọn vẹn [77].
Về chi tiết hơn, quyền khác đối với tài sản còn được phân thành hai loại là dịch quyền thuộc người (thuật ngữ trong luật La Mã là "personal servitudes") và dịch quyền thuộc vật (thuật ngữ trong luật La Mã là "real servitude" hay "predialservitude"). Dịch quyền thuộc người là một quan hệ mà trong đó, một tài sản tự gánh chịu dịch quyền hay dịch lụy vì lợi ích của một người, quyền này lại được chia nhỏ nữa thành các vật quyền cụ thể như quyền hưởng dụng, quyền sử dụng, quyền ngụ cư, quyền thuê đất dài hạn, quyền bề mặt... Dịch quyền thuộc vật hay địa dịch là một quan hệ mà trong đó một bất động sản gánh chịu dịch quyền hay dịch lụy vì lợi ích của một bất động sản khác; bất kể ai có quyền đối với các bất động sản đó đều phải gánh chịu hoặc được hưởng dịch quyền tương ứng, có nghĩa là dịch quyền hay mối quan hệ dịch quyền được gắn trực tiếp vào các bất động sản liên hệ [28].
của người khác gồm (1) địa dịch; (2) quyền cầm cố, thế chấp; (3) quyền bề mặt; (4) quyền canh tác [169, tr.249]. Ngày nay, một số vật quyền hạn chế khác được ghi nhận như quyền hưởng dụng; quyền sử dụng, cư dụng; quyền sử dụng nhà ở (trên lô đất thuộc sở hữu của tập thể); quyền chiếm hữu được thừa kế suốt đời đối với đất đai; quyền chiếm hữu đất thường xuyên; quyền quản lý kinh tế; quyền quản lý hoạt động và một số vật quyền bảo đảm (như bảo lưu quyền sở hữu, cầm giữ tài sản, quyền ưu tiên, nợ điền địa) .
2.1.3.2. Dựa vào tính chất, có thể phân loại vật quyền thành vật quyền chính và vậtquyền phụ quyền phụ