- Vật quyền hình thành trên cơ sở giao dịch, hợp đồng (còn gọi là vật quyền ước định):
3.1.3.2. Về quyền hưởng dụng
Trong phạm vi nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế của luận án. quyền hưởng dụng là chế định được ghi nhận tại BLDS Pháp, Đức. Tại Việt Nam, quyền hưởng
dụng được chính thức (trước thời điểm BLDS năm 2015 được ban hành, một số quy định pháp luật như BLDS, Luật Hơn nhân và gia đình, Luật Bảo vệ và phát triển rừng đã có quy định manh nha về quyền hưởng dụng thể hiện ở quyền khai thác di sản, hạn chế phân chia di sản, quyền lưu cư, quyền sử dụng rừng) ghi nhận trong hệ thống pháp luật Việt Nam với tư cách là vật quyền hạn chế tại BLDS năm 2015, tạo hành lang rõ ràng, chặt chẽ để quyền hưởng dụng được tiếp tục được quy định trong các văn bản QPPL có liên quan và được thực thi trên thực tế. Chế định quyền hưởng dụng tại BLDS năm 2015 đã chứa đựng những nội dung cơ bản của quyền hưởng dụng theo thông lệ các nước như căn cứ xác lập, chấm dứt quyền hưởng dụng; quyền của chủ thể có quyền hưởng dụng.
Tại BLDS năm 2015, quyền hưởng dụng được định nghĩa là "quyền của chủ thể được khai
thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác trong một thời hạn nhất định" (Điều 257). Định nghĩa này cho thấy "trong chừng mực nào đó, có
thể phân tích quyền hưởng dụng như là kết quả chia tách các nội dung của quyền sở hữu: người có quyền hưởng dụng nắm giữ quyền sử dụng; còn chủ sở hữu giữ lại cho mình quyền định đoạt đối với tài sản" [50]; quyền hưởng dụng được ghi nhận với tính chất là quyền sử dụng (một bộ phận cấu thành của quyền sở hữu) có giới hạn (về thời gian) tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác (Người có quyền hưởng dụng khơng hẳn có hồn tồn quyền sử dụng mà chỉ được thực hiện "trong một khoảng thời gian nhất định" (Điều 257); cụ thể là "thời hạn của quyền hưởng dụng do
các bên thỏa thuận hoặc do luật quy định nhưng tối đa 30 năm nếu người hưởng dụng đầu tiên là pháp nhân", " tối đa đến hết cuộc đời của người hưởng dụng đầu tiên nếu người hưởng dụng là cá nhân..." (Điều 260). Điểm này khác với quyền sử dụng một tài sản thuê, chẳng hạn là căn nhà,
theo đó, trường hợp người th nhà chết thì quyền th khơng đương nhiên chấm dứt (điểm d khoản 2 Điều 131 Luật Nhà ở năm 2014)).
Về căn cứ xác lập, Điều 258 BLDS năm 2015 quy định "Quyền hưởng dụng được xác lập
theo quy định của luật, theo thoả thuận hoặc theo di chúc". Với trường hợp quyền hưởng dụng
được xác lập theo quy định của luật, thông qua quy định của Luật Đất đai năm 2013, Luật Lâm nghiệp năm 2017, Luật hơn nhân và gia đình năm 2014 có thể nêu một số trường hợp phát sinh quyền hưởng dụng như sau:
gia đình 2014 quy định "nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi
ly hơn vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó; trường hợp vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác".
- Quyền hưởng dụng di sản thừa kế trong trường hợp hạn chế phân chia di sản thừa kế, theo đó "trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến
đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên cịn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định; thời hạn này không quá 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế; hết thời hạn 03 năm mà bên còn sống chứng minh được việc chia di sản vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình họ thì có quyền u cầu Tịa án gia hạn một lần nhưng khơng q 03 năm" (khoản 2 Điều 661 BLDS năm 2015).
- Quyền hưởng dụng rừng: Luật Lâm nghiệp năm 2017 không trực tiếp đề cập đến quyền hưởng dụng rừng, tuy nhiên khái niệm về quyền sử dụng rừng và một số quy định về quyền khai thác rừng của các chủ thể cho thấy tư tưởng về quyền hưởng dụng khá xuyên suốt. Khoản 1 Điều 7 Luật này quy định về quyền sở hữu rừng, theo đó, Nhà nước là đại diện chủ sở hữu đối với rừng thuộc sở hữu toàn dân (bao gồm rừng tự nhiên; rừng trồng do Nhà nước đầu tư toàn bộ; rừng trồng do Nhà nước thu hồi, được tặng cho hoặc trường hợp chuyển quyền sở hữu rừng trồng khác theo quy định của pháp luật); khoản 11 Điều 2 Luật này quy định "quyền sử dụng rừng là quyền của
chủ rừng (là những chủ thể không phải là chủ sở hữu rừng được quy định tại Điều 8 của luật) được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ rừng".
- Quyền hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất, quyền hưởng các lợi ích do cơng trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp: được ghi nhận tại khoản 2, khoản 3 Điều 166 Luật Đất đai năm 2013.
- Quyền sử dụng cơng trình hạ tầng kỹ thuật: Nghị định số 72/2012/NĐ-CP ngày 24/9/2012 của Chính phủ về quản lý và sử dụng chung cơng trình hạ tầng kỹ thuật thể hiện khá rõ nét quy định về quyền hưởng dụng tại BLDS năm 2015, theo đó, tổ chức, cá nhân sở hữu cơng tình hạ tầng kỹ thuật dùng chung có trách nhiệm tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân có đường dây, cáp và đường ống bố trí vào cơng trình hạ tầng kỹ thuật dùng chung đã xây dựng theo quy định.
Về hiệu lực của quyền hưởng dụng, Điều 259 BLDS năm 2015 quy định "Quyền hưởng dụng được xác lập từ thời điểm nhận chuyển giao tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác. Quyền hưởng dụng đã được xác lập có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác". Quy định này cho thấy, quyền
hưởng dụng khơng chỉ có hiệu lực đối với các bên trong quan hệ và cịn có hiệu lực với người khác.
Về quyền và nghĩa vụ của người hưởng dụng, quyền và nghĩa vụ của người chủ sở hữu tài sản, được quy định tại Điều 261 đến Điều 264 BLDS năm 2015; theo đó, các quy định này được đánh giá là "khá tương đồng với pháp luật các nước" [57]. Cụ thể, người có quyền hưởng dụng có quyền hưởng lợi, quyền này thực hiện trực tiếp đối với tài sản mà không phải xin phép hay cần sự hợp tác từ chủ sở hữu (Điều 261, Điều 262).