BỐI CẢNH VÀ ĐỊNH HƯỚNG CỦA VIỆC TIẾP TỤC VẬNDỤNG LÝ LUẬN VỀ VẬT QUYỀN TRONG XÂY DỰNG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Lý luận về vật quyền và sự vận dụng trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam. (Trang 136 - 140)

- Vật quyền hình thành trên cơ sở giao dịch, hợp đồng (còn gọi là vật quyền ước định):

4.1. BỐI CẢNH VÀ ĐỊNH HƯỚNG CỦA VIỆC TIẾP TỤC VẬNDỤNG LÝ LUẬN VỀ VẬT QUYỀN TRONG XÂY DỰNG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

VỀ VẬT QUYỀN TRONG XÂY DỰNG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

4.1.1. Bối cảnh

Qua hơn 35 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành công đáng ghi nhận trong việc phát triển nền KTTT định hướng XHCN, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, của doanh nghiệp; triển khai mạnh mẽ các chủ trương về cải cách pháp luật, trong đó có pháp luật về quyền sở hữu tài sản (theo Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2002 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, một trong 6 nhóm giải pháp định hướng, hồn thiện pháp luật là xây dựng và hoàn thiện pháp luật về dân sự, kinh tế, trọng tâm là hồn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN, trong đó có xây dựng và hồn thiện pháp luật về sở hữu (Mục II.3)) và cải cách tư pháp. Với việc chủ động, tích cực hội nhập vào hệ thống thương mại, đầu tư tồn cầu, nền kinh tế Việt Nam đang có những bước chuyển mình tích cực theo u cầu của nền KTTT.

Tuy nhiên, song song với kết quả đạt được, vẫn còn nhiều điều cần tiếp tục thực hiện để đáp ứng các yêu cầu về hoàn thiện thể chế, xây dựng nền KTTT thực sự cạnh tranh và minh bạch; trong đó cần cải cách để tăng cường tính cạnh tranh ở tất cả các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh, bao gồm quyền sở hữu tài sản [90]. Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 3/6/2017 Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về hồn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN đã xác định mặc dù chế độ sở hữu, các thành phần kinh tế, loại hình doanh nghiệp phát triển đa dạng; các quyền và nghĩa vụ về tài sản được thể chế hóa tương đối đầy đủ, quyền sở hữu tài sản chưa được bảo đảm thực thi nghiêm minh (Nghị quyết số 11-NQ/TW đã đề ra 07 giải pháp, nhiệm vụ chính; trong đó, bên cạnh việc làm rõ hơn và thống nhất nhận thức về nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta, một số giải pháp, nhiệm vụ quan trọng được đề ra, bao gồm hoàn thiện thể chế về sở hữu (Mục III.2)). Pháp

luật về quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản đã bộc lộ một số vướng mắc, bất cập, "hệ thống pháp luật còn một số quy định chưa thống nhất, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn. Chấp hành pháp luật nhìn chung chưa nghiêm"; đồng thời, "năng lực xây dựng thể chế còn hạn chế; chất lượng pháp luật và chính sách trên một số lĩnh vực cịn thấp… Chưa tạo được đột phá trong huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển" [40, tr.80, 89].

Theo Báo cáo Chỉ số tự do kinh tế năm 2020 của Heritage [179] về tổng thể các chỉ số về tự do kinh tế, Việt Nam chỉ được xếp hạng 105 (với 58,8/100 điểm) trên tổng số 171 quốc gia, vùng lãnh thổ được xếp hạng. Về chỉ số thể chế quyền sở hữu tài sản, chỉ số này của Việt Nam tương đối thấp trong giai đoạn từ 1995 đến 2009 (10/100 điểm), giai đọan từ 2010 đến 2016 chỉ là 15/100 điểm; nhưng có sự cải thiện đáng kể hàng năm trong giai đoạn từ 2017 đến nay. Chỉ số quyền sở hữu tài sản năm 2020 của Việt Nam là 52,6/100 điểm, trong khi trung bình của thế giới là là 57,3/100 điểm. So với một số nước trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia và Malaysia, chỉ số quyền sở hữu tài sản của Việt Nam vẫn còn thấp (Tổng hợp từ Báo cáo Chỉ số tự do kinh tế năm 2020 của Heritage [179].

Biểu đồ 4.1: Chỉ số quyền sở hữu tài sản của Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Indonessia và Malayssia giai đoạn 1995-2020

Theo Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Report

- GCR) năm 2019 của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), chỉ số quyền sở hữu tài sản của Việt Nam năm 2019 chỉ đạt 4/7 điểm, xếp thứ 98/141 quốc gia, vùng lãnh thổ được xếp hạng; trong khi đó, điểm (và thứ hạng) của Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia và Malaysia lần lượt là 4,3/7 (73/141), 4,6/7 (58/141), 4,7/7 (53/141) và 5.5/7 (24/141).

Biểu đồ 4.2: Chỉ số quyền sở hữu tài sản năm 2019 theo WEF

Biểu đồ 4.3: Bảng thứ hạng các quốc gia về chỉ số quyền sở hữu từ 2015-2019 theo WEF Bảng 4.1: Bảng điểm về chỉ số quyền sở hữu của các quốc gia từ 2015 đến 2019 theo WEF

Quốc gia Năm 2015 2016 2017 2018 2019 Việt Nam 3.9 4.0 4.0 3.9 4 Thái Lan 4.1 4.0 4.1 4.2 4.3 Trung Quốc 4.4 4.5 4.6 4.5 4.6 Indonesia 4.3 4.4 4.6 4.8 4.7 Malaysia 5.4 5.3 5.4 5.6 5.5

Các đánh giá trên cho thấy, ít nhất từ góc độ so sánh, Việt Nam cần có sự cải thiện về các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu tài sản để nâng cao chỉ số này.

Xu hướng phát triển hiện nay cho thấy, quyền đối với tài sản là vấn đề nền tảng của mọi chế độ kinh tế. Tài sản mang tính "động", tồn tại khách quan, độc lập với các truyền thống, hệ thống pháp luật, độc lập với các quy định của pháp luật. Nhà nước bằng pháp luật và thực thi pháp luật thừa nhận tài sản thông qua việc công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền đối với tài sản của các chủ thể liên quan. Khi quyền đối với tài sản được bảo hộ hợp lý, tối đa với chi phí giao dịch giảm thiểu ở mức thấp nhất có thể, các nguồn lực xã hội sẽ được đầu tư hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, của doanh nghiệp. Daron Acemoglu và James A. Robinson trong cuốn sách "Vì sao các quốc gia thất bại" đã chứng minh một cách thuyết phục rằng các nước thốt khỏi nghèo chỉ khi các nước này có các thể chế kinh tế thích hợp, đặc biệt là thể chế về quyền đối với tài sản (tư nhân) và cạnh tranh [147]. Do đó,

vấn đề quan trọng của Việt Nam hiện nay là hoàn thiện thể chế nhằm huy động, phân bổ, quản lý và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, tài sản của người dân, doanh nghiệp cũng như của quốc gia cho phát triển.

Đối với Việt Nam, việc tiếp tục nghiên cứu, vận dụng lý luận về vật quyền thể hiện thông qua việc xây dựng các chế định quyền đối với tài sản có nhiều thuận lợi, thể hiện ở các khía cạnh sau:

Thứ nhất, các nội dung của lý luận về vật quyền đã được coi là kinh điển và được thừa

nhận chung.

Thứ hai, Hiến pháp sửa đổi năm 2013 đã ghi nhận cụ thể hơn về tôn trọng, bảo đảm, bảo

vệ quyền con người nói chung, quyền sở hữu, quyền tự do kinh doanh nói riêng. Một số quan điểm, tư tưởng mới về xây dựng nền KTTT định hướng XHCN như: tư tưởng về đa dạng sở hữu, tự do hợp đồng, bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp khơng phụ thuộc vào hình thức sở hữu và thành phần kinh tế là các tiền đề chính trị - pháp lý rất quan trọng trong việc tiếp tục hoàn thiện thể chế KTTT, trong đó có thể chế sở hữu.

Thứ ba, sau hơn ba mươi năm chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch sang nền KTTT, Việt

Nam đã hình thành những điều kiện cần thiết để tiến tới một nền KTTT đầy đủ hơn. Việc thừa nhận sở hữu tư nhân và tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát

triển; việc cải thiện quyền tự do giao dịch, lao động; tự do đầu tư; việc giao đất cho tổ chức, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài và được phép chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp, cho thuê, chuyển đổi, cho hoặc tặng, góp vốn để kinh doanh; việc nỗ lực hình thành đồng bộ các loại thị trường trong nền kinh tế…, cũng như việc nỗ lực cải cách thể chế kinh tế, làm cho thể chế KTTT của chúng ta ngày càng phù hợp hơn với thông lệ quốc tế;

Thứ tư, hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng hồn thiện với nhiều luật điều chỉnh

chun ngành, góp phần giảm thiểu gánh nặng cho BLDS trong giải quyết những quan hệ dân sự cụ thể, tính ổn định khơng cao, từ đó tạo nền tảng tốt hơn để phát huy vai trò của BLDS là luật chung của hệ thống luật điều chỉnh các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng của các chủ thể (hệ thống luật tư). Việc áp dụng vật quyền trong BLDS năm 2015 góp phần giúp hệ thống pháp luật dân sự của Việt Nam hội nhập hơn với pháp luật dân sự quốc tế, đồng thời cũng vẫn bảo đảm được định hướng XHCN trong phát triển nền KTTT [56]. Việc tiếp tục nghiên cứu, áp dụng lý luận về vật quyền không phải là vấn đề mới ở Việt Nam và việc tiếp tục nghiên cứu, áp dụng lý luận về vật quyền ở Việt Nam hiện nay là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Một phần của tài liệu Lý luận về vật quyền và sự vận dụng trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam. (Trang 136 - 140)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w