- Vật quyền hình thành trên cơ sở giao dịch, hợp đồng (còn gọi là vật quyền ước định):
3.1.1. Pháp luật dân sự đã ghi nhận những nguyên tắc, đặc điểm cơ bản của vật quyền
THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
3.1. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Trong lịch sử nước ta, hệ thống pháp luật trong các giai đoạn đã có sự nghiên cứu, xem xét, tiếp cận một cách nhất định các nguyên lý về vật quyền. Trong các bản Hiến pháp và các đạo luật lớn điều chỉnh quan hệ kinh tế, dân sự, vấn đề sở hữu, quyền của các chủ thể đối với tài sản luôn được coi là vấn đề quan trọng, được xây dựng, hồn thiện cùng với q trình đổi mới đất nước. Trong quá trình xây dựng BLDS 1995 và BLDS năm 2005, lý thuyết vật quyền đã được các nhà nghiên cứu, lập pháp lưu tâm xây dựng (Các luật gia lão thành tham gia Tổ biên tập và Ban soạn thảo BLDS 1995 như cố Luật sư Ngơ Bá Thành, cố Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Văn Tửu, cố Luật sư Nguyễn Thế Giai, cố Bộ trưởng Bộ Tư pháp TS. Nguyễn Đình Lộc... đã từng phát biểu về vật quyền và cố gắng đưa các tư tưởng cơ bản của lý thuyết này vào BLDS) và ở mức độ nhất định, phần thứ 2 về tài sản và quyền sở hữu tại BLDS năm 1995, BLDS năm 2005 của nước ta được coi là chứa đựng tinh thần quan trọng của lý luận vật quyền.
Ngày nay, các quy định pháp luật hiện hành cho thấy sự vận dụng rõ nét lý luận về vật quyền và thể hiện ở các điểm quan trọng sau đây:
3.1.1. Pháp luật dân sự đã ghi nhận những nguyên tắc, đặc điểm cơ bản của vậtquyền quyền
Ảnh hưởng của lý luận vật quyền được thể hiện rõ nét thông qua việc ghi nhận các nguyên tắc của vật quyền như sau:
Thứ nhất, BLDS năm 2015 ghi nhận nguyên tắc xác lập, thực hiện quyền khác đối với tài
sản là nguyên tắc luật định, theo đó, chủ thể nắm giữ vật quyền được tự do thực hiện trực tiếp các quyền năng luật định lên vật (Khoản 2 Điều 160, Điều 190 BLDS năm 2015) và buộc mọi chủ thể khác đều có nghĩa vụ tơn trọng quyền năng đó (Khoản 1 Điều 163 BLDS năm 2015), mặt khác, cũng buộc chủ thể có vật quyền phải có nghĩa vụ tơn trọng quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể khác (Khoản 2 Điều 160, Khoản 3 Điều 160 và các điều từ Điều 171 đến Điều 178, Điều 190 BLDS năm 2015) và phải chịu trách nhiệm trong trường hợp việc thực
hiện vật quyền gây thiệt hại cho người khác (Điều 172 và khoản 3 Điều 177 BLDS năm 2015).
Thứ hai, BLDS năm 2015 ghi nhận nguyên tắc công khai thơng qua quy định buộc người
có quyền đối với tài sản là bất động sản phải đăng ký (Điều 106 BLDS năm 2015) và quy định đòi hỏi người nắm vật quyền đối với động sản phải chiếm hữu thực tế tài sản (Khoản 2 Điều 310 BLDS năm 2015).
Về đặc điểm vật quyền, BLDS năm 2015 đã ghi nhận các đặc điểm cơ bản của vật quyền như sau:
Thứ nhất, ghi nhận quyền đối với tài sản là quyền của chủ thể gắn liền với tài sản, có tài
sản mới có quyền; theo đó, quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản sẽ chấm dứt khi đối tượng của các vật quyền này khơng cịn tồn tại (Khoản 3 Điều 237, khoản 5 Điều 265, khoản 4 Điều 272 BLDS năm 2015).
Thứ hai, BLDS năm 2015 ghi nhận quyền ưu tiên thanh tốn của các chủ nợ có bảo đảm so
với quyền của các chủ nợ khơng có bảo đảm trong việc cho phép chủ thể này có quyền được ưu tiên thanh tốn hơn so với các chủ nợ khác thơng qua quy định về hiệu lực đối kháng với người thứ ba.
Điều 297 BLDS năm 2015:
"1. Biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba từ khi đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm.
2. Khi biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì bên nhận bảo đảm được quyền truy đòi tài sản bảo đảm và được quyền thanh toán theo quy định tại Điều 308 của Bộ luật này và luật khác có liên quan".
Thứ ba, BLDS năm 2015 đã ghi nhận đặc điểm của quyền sở hữu với tư cách là vật quyền
chính, thể hiện thơng qua hai khía cạnh: (1) chủ sở hữu có quyền nắm giữ và thực hiện các quyền năng của mình trực tiếp trên đối tượng của quyền sở hữu, hưởng dụng và định đoạt đối tượng của quyền sở hữu hoàn tồn theo ý chí của mình một cách tuyệt đối nhất, miễn là không trái với quy định của luật (Khoản 2 Điều 160 và khoản 3 Điều 160 BLDS năm 2015); (2) chủ sở hữu có quyền chống lại mọi chủ thể khác có hành vi xâm phạm quyền sở hữu của mình hay cho phép chủ sở hữu ngăn cấm (khơng cho phép) các chủ thể khác tiếp cận, khai thác, sử dụng hay hưởng hoa lợi, lợi tức do đối tượng của quyền sở hữu mang lại (Điều 164 BLDS năm 2015).
3.1.2. Hiến pháp năm 2013 và hệ thống pháp luật dân sự đã ghi nhận quyền sở hữutài sản với tính chất là quyền chính yếu, quan trọng nhất của chủ thể có quyền