Nguyên tắc tin cậy (hiệu lực cơng tín)

Một phần của tài liệu Lý luận về vật quyền và sự vận dụng trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam. (Trang 35)

- Vật quyền hình thành trên cơ sở giao dịch, hợp đồng (còn gọi là vật quyền ước định):

2.1.4.4. Nguyên tắc tin cậy (hiệu lực cơng tín)

Ngun tắc tin cậy được thiết lập trên cơ sở sự xác nhận của một cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người nào đã tin vào của sự xác nhận đó thì họ có quyền tin vào sự tồn tại hợp pháp của một vật quyền và được bảo vệ, kể cả trường hợp sự xác nhận của cơ quan nhà nước có sai sót, nhẫm lẫn. Hiệu lực cơng tín được hiểu là việc đăng ký, vào sổ của cơ quan có thẩm quyền có giá trị tin cậy tuyệt đối, cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm về thơng tin về hiện trạng tài sản và tình trạng pháp lý của tài sản, tiêu biểu cho các quốc gia thực thi cơ chế hiệu lực cơng tín là CHLB Đức. Nguyên tắc tin cậy nhằm mục đích bảo vệ người thứ ba ngay tình - người đã căn cứ vào việc tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà xác lập giao dịch thì được bảo vệ. Nhìn chung, các nước vận dụng ngun tắc "hiệu lực cơng tín" thường ghi nhận rõ thời điểm xác lập, chuyển dịch quyền sở hữu, vật quyền khác đối với tài sản tính từ thời điểm đăng ký. Tuy nhiên, yêu cầu của việc thực hiện nguyên tắc này là cơ chế đăng ký tài sản phải chặt chẽ, rõ ràng và chính xác.

Khác với hệ thống này, tồn tại cách tiếp cận coi thông tin mà cơ quan đăng ký cung cấp có giá trị cảnh báo (warning) về khả năng tồn tại của giao dịch, mà khơng có giá trị xác nhận sự tồn tại chính thức của giao dịch (Nhật Bản).

Tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, pháp luật về đăng ký tài sản - gồm việc đăng ký tài sản theo quy định của pháp luật và đăng ký tài sản theo yêu cầu của các chủ thể trong xã hội - giữ vị trí quan trọng trong hệ thống pháp luật. Theo đó, hệ thống đăng ký tài sản không chỉ phục vụ mục tiêu quản lý nhà nước, mà còn nhằm thúc đẩy các giao dịch được thực hiện an tồn, minh bạch và cơng khai. Tại một số nước, do cơ chế quản thông tin về tài sản, đặc biệt là bất động sản, chưa được hồn thiện, chưa chính xác, việc ghi nhận và thể chế hóa ngun tắc hiệu lực cơng tín cịn khá thận trọng và chưa thực sự rõ ràng trong nhiều khía cạnh của hệ thống pháp luật.

Một phần của tài liệu Lý luận về vật quyền và sự vận dụng trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam. (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w