Về quyền bề mặt

Một phần của tài liệu Lý luận về vật quyền và sự vận dụng trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam. (Trang 84 - 87)

- Vật quyền hình thành trên cơ sở giao dịch, hợp đồng (còn gọi là vật quyền ước định):

3.1.3.3. Về quyền bề mặt

Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, qua tham khảo kinh nghiệm các nước cho thấy quyền hưởng dụng là chế định được ghi nhận tại BLDS Nhật Bản, Trung Quốc. Tại Việt Nam, quyền bề mặt được BLDS năm 2015 ghi nhận chính thức tại các điều từ Điều 267 đến Điều 273 thuộc Mục 3 Chương XIV Phần thứ hai. Quyền bề mặt được định nghĩa là "quyền của một chủ thể

đối với mặt đất, mặt nước khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất mà quyền sử dụng đất đó thuộc về một chủ thể khác" (Điều 267 BLDS năm 2015) (Định nghĩa này được đánh

giá là "có sự khác biệt nhất định về quyền bề mặt trong hệ thống pháp luật Việt Nam và trong hệ thống pháp luật của một số quốc gia trên thế giới, bởi trong hệ thống pháp luật của các quốc gia thừa nhận quyền tư hữu đối với đất đai, quyền bề mặt được hiểu là một vật quyền đối với khoảng khơng ở trên, trong lịng đất mà quyền sở hữu mảnh đất thuộc về người khác. Còn BLDS năm 2015 ghi nhận quyền bề mặt trong bối cảnh quyền sử dụng đất thuộc về chủ thể khác"). Cùng với quy định về khái niệm về quyền sử dụng đất tại khoản 2 Điều 175 BLDS năm 2015 "người sử

dụng đất được sử dụng khơng gian và lịng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác" cho thấy "có thể phân tích đối tượng của quyền bề mặt như là kết quả phân chia đối tượng

của quyền sử dụng đất theo thể tích, cụ thể là chia tách thành nhiều khoảng thể tích (volume) và mỗi khoảng thể tích trở thành đối tượng của một quyền bề mặt riêng biệt. Trong trường hợp người

có quyền sử dụng đất chia tách đối tượng quyền sử dụng đất thành nhiều khoảng thể tích để chuyển nhượng cho người khác, thì người được chuyển nhượng có quyền bề mặt đối với khoảng thể tích được chuyển nhượng; cịn người có quyền sử dụng đất vẫn có đầy đủ các quyền của chủ thể đối với phần cịn lại của chiếc thể tích đó" [50]. Có thể thấy rằng, quyền của người sử dụng đất đối với phần cịn lại và quyền bề mặt khơng chồng chéo, hay trùng lặp lên nhau. Với khái niệm quyền bề mặt trên đây, có thể thấy, sự hình thành một loại tài sản mới độc lập với quyền sử dụng đất được các nhà làm luật hy vọng sẽ giúp bảo đảm quyền lợi bền vững, lâu dài cho những người đầu tư vào đất mà khơng có quyền sử dụng đất; đồng thời giúp hạn chế và giải quyết các khiếu kiện, tranh chấp của người sử dụng đất khi có đất bị thu hồi đất. Theo đó, người sử dụng đất thay vì bị thu hồi đất sẽ có thể thỏa thuận để chỉ phải chuyển giao quyền bề mặt cho Nhà nước, trong khi vẫn được sở hữu quyền sử dụng đất. Tiếp đó, BLDS năm 2015 đã có những quy định về căn cứ xác lập, hiệu lực,thời hạn, nội dung, chấm dứt quyền bề mặt tại Điều 268 đến Điều 272. Các quy định về quyền bề mặt tại BLDS năm 2015 đã thể hiện những nội dung cơ bản, quan trọng nhất của quyền bề mặt theo thông lệ như khẳng định căn cứ xác lập quyền bề mặt; thời hạn hưởng quyền; khẳng định quyền sở hữu cơng trình xây dựng của chủ thể có quyền bề mặt trong thời hạn hưởng quyền; quyền và nghĩa vụ của các bên trong và sau khi kết thúc quyền bề mặt.

Trong hệ thống pháp luật hiện hành, quyền bề mặt còn hiện hữu trong một số quy định pháp luật chuyên ngành như Luật khoáng sản năm 2010, Luật Tài nguyên nước năm 2012, Luật Xây dựng năm 2014.., ví dụ:

Luật Khống sản năm 2010 quy định tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản có quyền tiến hành khai thác, chế biến khống sản theo quy định của giấy phép; thăm dò trong khu vực đã được cấp giấy phép khai thác; chuyển nhượng quyền khai thác cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định của Chính phủ; khai thác khống sản đi kèm với khống sản chính với điều kiện thực hiện đầy đủ nghĩa vụ liên quan đến việc khai thác khoáng sản đi kèm đó theo quy định của Chính phủ...

Luật Tài ngun nước năm 2012 quy định cá nhân tổ chức đảm bảo điều kiện nhất định được đầu tư tìm kiếm, thăm dị, khai thác nguồn nước.

Luật Đất đai năm 2013 đã có một số quy định thể hiện cơ sở pháp lý quan trọng cho việc hình thành quyền bề mặt như quy định khái niệm "Đất để xây dựng

cơng trình ngầm là phần đất để xây dựng cơng trình trong lịng đất mà cơng trình này khơng phải là phần ngầm của cơng trình xây dựng trên mặt đất" tại khoản 28 Điều 3; quy định "Việc sử dụng đất để xây dựng cơng trình ngầm phải phù hợp với quy hoạch xây dựng cơng trình ngầm, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch khác có liên quan đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt" tại khoản 1 Điều 161; quy định một số trường hợp như tổ chức kinh tế

được thuê đất để xây dựng cơng trình ngầm tại Điều 178.

Luật xây dựng năm 2014 có quy định mang tính nguyên tắc, tại khoản 3 Điều 47 của luật này yêu cầu "nội dung giấy phép quy hoạch xây dựng gồm phạm vi, quy mô khu vực lập quy

hoạch, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch xây dựng cho phép, các yêu cầu về khai thác sử dụng đất, tổ chức không gian kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên mặt đất, dưới mặt đất, bảo vệ cảnh quan, môi trường đối với khu vực dự án, thời hạn của giấy phép quy hoạch xây dựng".

Gần đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 51/2021/NĐ-CP ngày 01/4/2021 về quản lý khoáng sản tại các khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia. Nghị định số 51/2021/NĐ-CP đã bước đầu vận dụng quy định về quyền bề mặt tại BLDS năm 2015, theo đó, Điều 8 Nghị định cho phép các tổ chức thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội trên các khu vực dự trữ khống sản quốc gia mà Chính phủ đã phê duyệt theo điều kiện, trình tự pháp luật quy định (khoản 2 Điều 8 Nghị định này quy định tổ chức, cá nhân khi lập hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án tại khu vực dự trữ khống sản quốc gia phải có đánh giá tác động, mức độ ảnh hưởng đến tài nguyên, trữ lượng, chất lượng khoáng sản đã được khoanh định là khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia thuộc phạm vi dự án; phải có giải pháp bảo vệ loại khống sản thuộc đối tượng dự trữ nêu trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc báo cáo đề xuất chấp thuận chủ trương đầu tư dự án) và quy định "thời gian hoạt động của dự án đầu tư tại khu vực dự trữ khống sản quốc gia khơng vượt q thời gian dự trữ cịn lại của khu vực dự trữ có khống sản thuộc đối tượng dự trữ đó" (khoản 4 Điều 8). Quy định này mở đường cho việc khai thác "không gian" trên bề mặt của vùng dự trữ khoáng sản quốc gia, cụ thể là các dự án đầu tư không được xâm phạm vào khơng gian vùng dự trữ khống sản quốc gia, tuy nhiên, có thể triển khai các hoạt động khai thác, sử dụng bề mặt để đảm bảo phát huy tối đa giá trị đất đai, miễn là không xâm phạm khu vực dự trữ (Theo Quyết định 654/QĐ- TTg ngày

6/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt dự trữ khống sản quốc gia, có 48 khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia cho 10 loại khoáng sản được khoanh định (gồm các khoáng sản như titan, cát trắng, sắt, than nâu…). Tuy nhiên, trước đây do chưa có quy định pháp lý rõ ràng nên chưa đủ cơ sở để triển khai các dự án trên bề mặt; chưa có quy định về thời gian dự trữ khống sản nhằm phù hợp với thực tế sử dụng đất, đảm bảo vòng đời của các dự án bề mặt; chưa quy định điều kiện để xem xét những loại dự án nào được triển khai trên mặt khu dự trữ khống sản. Đây chính là "điểm nghẽn" khiến cho hàng loạt dự án tại các khu vực dự trữ khoáng sản bị bế tắc nhiều năm qua, khơng thực hiện được). Ngồi ra, một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực xây dựng cũng có những quy định về yêu cầu đối với không gian trên, dưới mặt đất (Chẳng hạn: Thông tư số 06/2021/TT-BXD ngày 30/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định về phân cấp cơng trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng theo các Nghị định: Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi cơng xây dựng và bảo trì cơng trình xây dựng; Nghị định số 15/2021/NĐ- CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng).

Việc xây dựng khung pháp lý chung cho quyền bề mặt được đánh giá là "cho phép chuẩn hố ứng xử của các chủ thể có liên quan trong những tình huống nêu trên. Khả năng đáp ứng nhu cầu đặc thù một cách hợp lý về phương diện chi phí khiến cho quyền bề mặt cịn được gọi là một thứ quyền sở hữu hạn chế với chi phí thấp" và "góp phần đáp ứng nhu cầu thực tiễn của việc khai thác giá trị đất đai, phát triển thị trường bất động sản ngày càng đa dạng phong phú hiện nay và trong tương lai" [50]. Tại thời điểm được ban hành, quyền bề mặt được dự báo là sẽ có tác động lớn nhất cả về thể chế pháp lý và thực tiễn kinh tế - xã hội trên các lĩnh vực đất đai, nhà ở, xây dựng, kinh doanh bất động sản, quy hoạch đơ thị, nơng nghiệp, khai thác khống sản, thủy sản... và các quy định của BLDS năm 2015 được dự đốn sẽ có tác động lớn trong q trình hồn thiện pháp luật trong các lĩnh vực này [118].

3.1.4. Hệ thống pháp luật dân sự hiện hành đã có ghi nhận nhất định về một số khíacạnh của quyền khác đối với tài sản

Một phần của tài liệu Lý luận về vật quyền và sự vận dụng trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam. (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w