- Vật quyền hình thành trên cơ sở giao dịch, hợp đồng (còn gọi là vật quyền ước định):
4.1.2. Định hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam
Sở hữu và hợp đồng được coi là hai nội dung chính, cốt lõi của hệ thống pháp luật dân sự trong nền kinh tế thị trường. Các văn kiện của Đảng ta đã khẳng định chủ trương hoàn thiện thể chế về quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản gắn liền với hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN và xây dựng Nhà nước pháp quyền của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Trong đó, hồn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cần phải theo tiêu chuẩn hiện đại, có sự cạnh tranh và phù hợp với các thơng lệ quốc tế, bảo đảm tối đa quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản, quyền tự do hợp đồng và tự do kinh doanh, tạo nền tảng pháp lý vững chắc cho việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững, tận dụng hiệu quả các cơ hội và ứng phó kịp thời với những thách thức từ cuộc Cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư. Q trình này khơng tách rời với cơng cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền. Trong tổng thể đó, để hướng đến xây dựng một đất nước thịnh vượng, thực sự "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh", địi hỏi bắt buộc là phải hồn thiện cho được một hệ thống pháp luật đáp ứng
yêu cầu của nguyên tắc pháp quyền, quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản được bảo hộ, bảo đảm và bảo vệ; pháp luật là cơ sở để tổ chức, thực hiện quyền lực nhà nước, được các cơ quan nhà nước nghiêm chỉnh chấp hành, áp dụng công bằng, nhất quán theo đúng tinh thần đã được phản ánh rõ tại Điều 2 và Điều 8 Hiến pháp năm 2013 (Khoản 2 Điều 2 Hiến pháp năm 2013 khẳng định "Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục
vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền". Điều 8 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: "1. Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. 2. Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền"). Có thể nói rằng các chủ trương, định hướng của Đảng thể hiện sự phát triển tư
duy lý luận của Đảng đối với vấn đề thể chế hóa quyền tài sản, khẳng định việc huy động và khai thác giá trị tài sản sẽ là nguồn lực phát triển, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất; đặt ra yêu cầu tiếp tục thể chế hóa quyền tài sản, bao gồm quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản. Việc quán triệt và thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng là nhiệm vụ hết sức quan trọng nhằm cụ thể hóa những tư tưởng, nguyên tắc cơ bản của việc hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN được ghi nhận trong Hiến pháp về quyền sở hữu, quyền tự do kinh doanh; tôn trọng và bảo đảm thực hiện quyền dân sự của các cá nhân, tổ chức trong xã hội; thể chế hóa quyền tài sản, bao gồm quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt và hưởng lợi từ sử dụng tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân... cũng như sẵn sàng công nhận, bảo vệ các tài sản mới phi truyền thống hình thành từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư nhằm khuyến khích đổi mới, sáng tạo nhưng vẫn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan.
Về cụ thể, từ cách đây hơn 15 năm, Đảng ta đã xác định một trong những mục tiêu quan trọng của công cuộc cải cách pháp luật ở Việt Nam là "Xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ,
thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch" (Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2002 của Bộ
hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020) với nội dung "Xây dựng
và hoàn thiện pháp luật về sở hữu, quyền tự do kinh doanh. Xác định rõ trách nhiệm pháp lý của chủ sở hữu nhà nước và các chủ sở hữu khác, cơ chế bảo đảm quyền sở hữu và hạn chế quyền sở hữu...". Sau khi Nghị quyết số 48- NQ/TW được ban hành đến nay, việc hoàn thiện thể chế quyền
sở hữu được coi là nhiệm vụ quan trọng và được ghi nhận trong nhiều văn kiện của Đảng như sau: - Kết luận số 103-KL/TW ngày 29/9/2014 của Bộ Chính trị về sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa X về tiếp tục hồn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN, đã chỉ rõ: "Tiếp tục hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh
nghiệp. Thể chế hóa quyền tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân đã được xác lập trong Hiến pháp năm 2013. Bảo đảm minh bạch về nghĩa vụ và trách nhiệm trong thủ tục hành chính nhà nước và dịch vụ công; quyền quản lý, thu lợi của Nhà nước đối với tài sản cơng và quyền bình đẳng trong việc tiếp cận tài sản công của mọi chủ thể trong nền kinh tế. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế bảo vệ quyền sở hữu, nhất là các thiết chế giải quyết tranh chấp dân sự, tranh chấp kinh tế".
- Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng tiếp tục ghi nhận vấn đề thể chế hóa quyền tài sản (bao gồm quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt và hưởng lợi từ sử dụng tài sản) của Nhà nước, tổ chức và cá nhân đã được quy định trong Hiến pháp năm 2013; bảo đảm công khai, minh bạch về nghĩa vụ và trách nhiệm trong thủ tục hành chính nhà nước và dịch vụ cơng để quyền tài sản được giao dịch thông suốt; bảo đảm quyền quản lý, thu lợi của Nhà nước đối với tài sản cơng và quyền bình đẳng trong việc tiếp cận, sử dụng tài sản công của mọi chủ thể trong nền kinh tế; nâng cao năng lực của các thiết chế và hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp dân sự, tranh chấp kinh tế trong bảo vệ quyền tài sản [38, tr.104-105].
- Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016
- 2020 của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã xác định đường lối, phương hướng cho việc tạo lập cơ sở thể chế hóa quyền tài sản trong xây dựng, hoàn thiện nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta. Báo cáo chỉ rõ: "Tập trung hoàn thiện thể chế KTTT đồng bộ, hiện đại trên cơ
của KTTT và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng. Tiếp tục hồn thiện khung pháp lý, cơ chế, chính sách, thực hiện đồng bộ các giải pháp để phát triển, vận hành thông suốt, hiệu quả, đồng bộ và khả thi các loại thị trường và bảo đảm cạnh tranh bình đẳng, minh bạch", "Nhà nước bảo vệ quyền sở hữu tài sản hợp pháp và quyền tự do kinh doanh của người dân, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; tạo mơi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng, an tồn, thuận lợi...", "Đa dạng hóa và nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường hàng hóa, dịch vụ, tài chính, tiền tệ, bất động sản, lao động, khoa học, công nghệ... đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội...", "Phát triển thị trường tài chính, các thị trường mua bán nợ, cơng cụ tài chính phái sinh, cho thuê tài sản...", "Hồn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách và có giải pháp phù hợp tạo điều kiện thuận lợi phát triển bền vững thị trường bất động sản, bảo đảm vận hành thông suốt, hiệu quả. Phát triển mạnh thị trường QSDĐ, bao gồm cả thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp, nhất là đối với đất nơng nghiệp để khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng đất" [38, tr.273-276].
- Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/6/2017 Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 12 về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền KTTT định hướng XHCN đã khẳng định định hướng "Thể chế hóa đầy đủ và bảo đảm thực hiện nghiêm minh
quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu tài sản" (Mục III.2).
- Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về hồn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN đã đưa ra các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp có nội dung: "Thể chế hóa đầy đủ quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, tổ chức
và cá nhân đã được quy định trong Hiến pháp năm 2013. Bảo đảm công khai, minh bạch về nghĩa vụ và trách nhiệm trong thủ tục hành chính nhà nước và dịch vụ công để quyền tài sản được giao dịch thông suốt; bảo đảm hiệu lực thực thi và bảo vệ có hiệu quả quyền sở hữu tài sản". Để triển
khai các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết số 11- NQ/TW, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 03/10/2017 về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 03/6/2017 của Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về hồn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN (để triển khai các mục tiêu, nhiệm
vụ của Nghị quyết số 11-NQ/TW, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 03/10/2017 về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 11- NQ/TW ngày 03/6/2017 của Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN).
- Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/01/2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực kinh tế đã đặt ra mục tiêu "Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, huy động, phân bổ, sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, …" và xác đinh nhiệm vụ, giải pháp "Sửa đổi, bổ sung và hồn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách để khơi thơng, giải phóng tối đa và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực hiện có, phù hợp với nền KTTT định hướng XHCN; thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý, khai thác và sử dụng các nguồn lực của đất nước". Nghị quyết số 39- NQ/TW cũng đã đề ra một số
nhiệm vụ cụ thể, như: "Xây dựng cơ chế, chính sách, giải pháp cụ thể hố quan điểm kinh tế hoá
tài nguyên khoáng sản; "Sửa đổi, hồn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách tạo khung khổ pháp lý điều chỉnh hạn điền, thực hiện tích tụ tập trung ruộng đất… Xử lý triệt để bất cập trong quản lý, sử dụng đất của các cơng ty nơng, lâm nghiệp, nhất là tình trạng lấn chiếm, chuyển nhượng, chuyển mục đích, cho th, cho mượn, giao khốn trái pháp luật" và "Hồn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách huy động nguồn lực từ các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng theo hướng công khai, minh bạch, bảo đảm hài hồ lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và xã hội…".
- Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư đã đề ra quan điểm chỉ đạo là "đổi
mới tư duy về quản lý kinh tế, quản lý xã hội, xây dựng, hoàn thiện thể chế cho phù hợp. Cần có cách tiếp cận mở, sáng tạo, cho thí điểm đối với những vấn đề thực tiễn mới đặt ra, tạo mọi thuận lợi cho đổi mới sáng tạo"; từ đó đề ra một trong các chủ trương là "Sớm ban hành khung thể chế thử nghiệm có kiểm sốt đối với các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mơ hình kinh doanh mới hình thành từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư" (để triển khai chủ trương của Đảng, Chính phủ
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư).
- Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đặt ra mục tiêu phát triển tổng thể của Việt Nam tới năm 2030 và tầm nhìn tới năm 2045. Các văn kiện đã đề ra mục tiêu phát triển của đất nước với tầm nhìn đến năm 2045 cụ thể như sau: "phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở
thành nước phát triển, theo định hướng XHCN" (thu nhập cao) [40, tr.112]. Đến năm 2025, nước ta
là "nước đang phát triển, có cơng nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình
thấp" [40, tr.112] và đến năm 2030 là "nước đang phát triển, có cơng nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao" (Theo phân loại của World Bank áp dụng cho năm tài chính 2020-2021, nước thu
nhập trung bình cao là nước có thu nhập bình quân đầu người nằm trong khoảng 4.046-12.535 USD) đối với thể chế về sở hữu và quyền tài sản, quyền tự do kinh doanh, Văn kiện Đại hội XIII chủ trương: "Bảo vệ quyền sở hữu tài sản hợp pháp và quyền tự do kinh doanh, thực thi hợp đồng
của người dân, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật" [40, tr.223]; "Cải cách thể chế về quyền tài sản, tập trung vào các khâu đăng ký sở hữu và sử dụng tài sản, xử lý tài sản thế chấp ngân hàng, thủ tục phá sản" [40, tr.238], "Hoàn thiện pháp luật để huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên, bảo đảm công khai, minh bạch và khắc phục tình trạng tranh chấp, khiếu kiện, tham nhũng, lãng phí. Đổi mới các chính sách quản lý đất để khuyến khích và tạo điều kiện tích tụ đất nơng nghiệp, phát triển mạnh thị trường quyền sử dụng đất. Đổi mới và thực hiện chế độ quản lý mục đích sử dụng đất nơng nghiệp một cách linh hoạt hơn; bãi bỏ các giới hạn về đối tượng được nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp, tăng thời hạn giao đất, cho thuê đất nông nghiệp. Công khai, minh bạch việc quản lý, sử dụng đất công; tăng cường giám sát, quản lý chặt chẽ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất giao cho các cộng đồng và doanh nghiệp nhà nước" (Chiến lược cũng chủ trương "Phát triển thị trường, đẩy mạnh thương mại hóa quyền sử dụng đất, tăng
cường đăng ký quyền sử dụng đất và áp dụng định giá đất theo thị trường bảo đảm công khai, minh bạch").
Đối với vấn đề sở hữu đất đai, mới gần đây, Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ướng Đảng khóa XIII (Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022) về tiếp tục đổi mới, hồn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực,
hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao đã khẳng định quan điểm then chốt "đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện
chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu thông qua việc quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cơng nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng và quy định thời hạn sử dụng đất; quyết định giá